• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng chính sách dân số hướng tới gia đình có 2 con

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế khi xây dựng dự án Luật Dân số cũng như chính sách dân số phải có tầm nhìn xa, xây dựng hệ thống chính sách dân số hướng tới gia đình có 2 con.

15/10/2013 17:53

Xây dựng hệ thống chính sách dân số hướng tới gia đình có 2 con - Ảnh minh họa
Đồng thời duy trì và kéo dài giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" (số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc) đến năm 2061 - kỷ niệm 100 năm ngày Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định đầu tiên về chính sách dân số.

Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ gia đình có con tuổi mẫu giáo; tăng cường xây dựng khu vui chơi, giải trí cho nhân dân, trong đó chú trọng trẻ em và người cao tuổi. Việc duy trì lực lượng lao động ở một quy mô phù hợp là rất cần thiết, là một lợi thế của quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng chỉ đạo trong khi xây dựng chính sách dân số, cần lưu ý và dự báo xu hướng phát triển đất nước về kinh tế-xã hội, về những tiến bộ của khoa học-công nghệ, về môi trường cũng như về văn hóa, phong tục, tập quán, thói quen của người dân liên quan tới việc sinh con.

Theo truyền thống của người Việt Nam, con sẽ chăm sóc bố, mẹ lúc cao tuổi. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Y tế cần phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy về giáo dục công dân, trong đó có nội dung về hạnh phúc gia đình, để trẻ em có ý thức ngay từ bậc học phổ thông, phấn đấu làm một công dân tốt, làm bố, mẹ tốt, làm con có hiếu trong gia đình sau này.

Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa nội dung gia đình có 2 con, hạnh phúc vào Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Bộ Y tế cho biết, sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (PLDS), bức tranh dân số nước ta đã thay đổi căn bản. Trước khi PLDS 2003 ra đời, quy mô dân số nước ta năm 2002 là 79,54 triệu người, đến 1/4/2012 đạt 88,78 triệu người. Dự kiến, ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam sẽ chính thức đạt mốc 90 triệu người. Như vậy mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản mà Chính phủ đặt ra đến năm 2015 quy mô không vượt quá 93 triệu người là khả thi.

Bên cạnh đó, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng giảm mạnh từ 6,3 con (1960) xuống còn 2,05 (2012); tuổi thọ bình quân của người dân cũng tăng từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2012); tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012).

Kết quả đạt được của công tác DSKHHGĐ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước, cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới.

Tuy vậy, công tác DSKHHGĐ cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, nước ta là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số khá lớn. Chất lượng dân số thấp, tốc độ già hóa nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề nóng và tiếp tục tăng cao, nếu không được xử lý kiên quyết ngay bây giờ sẽ để lại những hệ lụy rất nặng nề về mặt xã hội, kinh tế thậm chí về an ninh chính trị… Đặc biệt, việc tận dụng cơ hội từ cơ cấu “dân số vàng” chưa được quan tâm và tận dụng đúng mức.

Phan Hiển