• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Chương trình thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo, trình Thủ tướng

27/12/2015 17:12

Ảnh minh họa

Ngày 27/11/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo.

Tại Nghị quyết này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; tạo chuyển biến rõ rệt về an ninh trật tự, an toàn xã hội, trước hết ở các thành phố lớn và khu kinh tế trọng điểm.

Đồng thời, Chính phủ phải có giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác thi hành án phạt tù, thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, đặc biệt là tình trạng mang vật cấm vào cơ sở giam giữ. Tổ chức hiệu quả công tác thi hành án dân sự, chú trọng việc xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành, phấn đấu đạt tỉ lệ thi hành án dân sự xong 70% về việc và 40% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; có văn bản đôn đốc thi hành đối với 100% bản án hành chính có hiệu lực pháp luật.

Quốc hội cũng yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong năm 2016 và những năm tới có giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; giảm tỉ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng so với năm 2015; khắc phục triệt để việc để xảy ra oan sai; tăng tỉ lệ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và số vụ án kết thúc điều tra của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Với Tòa án nhân dân tối cao, Quốc hội yêu cầu cơ quan này có giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo quy định; hạn chế tối đa bản án bị hủy, sửa do vi phạm quy định của pháp luật, bảo đảm tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hằng năm không vượt quá 1,5%; không để xảy ra tình trạng vi phạm thời hạn tạm giam bị cáo trong giai đoạn xét xử, phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm...

Phương Nhi