• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7/2012.

10/05/2012 15:35

Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy vai trò của khoa học và công nghệ - Ảnh minh họa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ tại Thông báo số 171/TB-VPCP.

Để chuẩn bị triển khai mạnh mẽ chương trình hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ, trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị danh mục các Đề án, Dự án hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo của quốc gia, có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phương, gửi các thành viên Ban Chỉ đạo cuối tháng 6/2012, trước khi báo cáo tại phiên họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch khảo sát tại một số nước đối tác chiến lược về giáo dục và khoa học, công nghệ vào cuối năm 2012 và năm 2013.

Đồng thời, trong tháng 6/2012, Bộ Ngoại giao báo cáo hiện trạng mạng lưới cơ quan đại diện giáo dục và khoa học, công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài và thuộc các Ủy ban hợp tác song phương với các nước, các kiến nghị cần thiết để phát huy hiệu quả các mạng lưới và Ủy ban hợp tác song phương trên lĩnh vực giáo dục và khoa học, công nghệ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, hướng dẫn cụ thể cơ chế tài chính cho hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 208/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ.

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ khi quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ là hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy vai trò của khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước và ổn định xã hội.

Đến năm 2020, nhân lực Việt Nam có năng lực cạnh tranh tương đương các nước tiên tiến trong khu vực; có một số mặt về giáo dục và đào tạo tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới; Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.

Phương Hiển