• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Đề án phát triển 26 trường cao đẳng nghề chất lượng cao

(Chinhphu.vn) - Tại Thông báo 20/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng Đề án phát triển 26 trường cao đẳng nghề chất lượng cao, đồng bộ về chương trình đào tạo nghề, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chính sách đối với người dạy, người học, có trách nhiệm trở thành các Trung tâm đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường nghề trong cả nước.

16/01/2013 15:54

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu đến năm 2015 xây dựng 26 trường, năm 2020 xây dựng 40 trường cao đẳng nghề chất lượng cao. Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trước mắt cần tập trung cho 26 trường này với 49 nghề trọng điển cấp khu vực và quốc tế.

Theo thông tin tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hôm 2/1 vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Tổng cục Dạy nghề đã xác định một số quốc gia có kinh nghiệm và đủ điều kiện để hợp tác sâu về đào tạo, dạy nghề trong thời gian tới là: Malaysia, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản. Đến nay, Malaysia và Hàn Quốc đã có thỏa thuận bằng văn bản sẵn sàng đồng ý cung cấp toàn bộ bản quyền chương trình chuyển giao và tiến tới công nhận bằng cấp khi các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề giữa 2 nước đã tương đồng.

Tổng cục Dạy nghề đã nhập, chuyển giao và biên dịch xong 8 bộ chương trình đào tạo 8 nghề từ phía đối tác Malaysia, trong đó có 4 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN là: Chế biến và bảo quản thủy sản; gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật xây dựng; Quản trị lễ tân; 4 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế: Điều khiển tàu biển; Kỹ thuật chế biến món ăn; Khai thác máy tàu thủy; Quản trị khách sạn.

Đối với 8 bộ chương trình đào tạo nghề đã được thí điểm chuyển giao từ Malaysia, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát để bảo đảm các cơ sở tiếp nhận chương trình ở Việt Nam có đồng bộ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị máy móc trong quá trình triển khai.

Đồng thời, có cam kết của các trường được giao triển khai các bộ chương trình này, có lộ trình để được công nhận đạt chuẩn kỹ năng nghề của Malaysia vào cuối năm 2013, có đề xuất hợp tác đào tạo (đào tạo kép) với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp ở địa phương; tổ chức sơ kết định kỳ 6 tháng và cuối năm việc triển khai thực hiện các bộ chương trình này.

Phó Thủ tướng lưu ý, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ động phối hợp với các Bộ quản lý ngành và các doanh nghiệp để xác định các nghề trọng điểm cần ưu tiên đào tạo đạt chuẩn kỹ năng khu vực và quốc tế, quy mô đào tạo từng nghề đến năm 2015.

Ngoài hợp tác với Malaysia, Hàn Quốc, cần cân nhắc khả năng mở rộng phạm vi hợp tác đào tạo nghề với một số nước ASEAN khác và với Đức, Nhật. Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết năm 2013 cho việc triển khai đào tạo các nghề trọng điểm.

Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đến năm 2020, chất lượng đào tạo của một số nghề ở Việt Nam sẽ đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Năm 2014, 100% đội ngũ giáo viên các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế dạt chuẩn hóa kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. Năm 2015, sẽ có 26 trường dạy nghề chất lượng cao, đến năm 2020 có khoảng 40 trường chất lượng cao. Đến năm 2015, sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế.

Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế).

Phương Hiển