• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Đề án thí điểm chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Đề án thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa.

24/11/2022 16:18
Tiếp tục xây dựng Đề án thí điểm chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa - Ảnh 1.

Đề xuất thí điểm chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 7899/VPCP-QHĐP ngày 24/11/2022 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về đề nghị ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các Bộ liên quan để giải trình, hoàn thiện các kiến nghị về cơ chế, chính sách đặc thù, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng Đề án báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc ban hành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa theo phân công nhiệm vụ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 3/2/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

* Trước đó, tháng 7/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (chính sách cho phép một số khu công nghệp trên địa bàn tỉnh được áp dụng các chính sách giống như Khu kinh tế Nghi Sơn; chính sách phân cấp, ủy quyền cho UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định chủ trương đầu tư các dự án kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn và cho phép tỉnh Thanh Hóa được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc sở…) làm cơ sở thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 8.990 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỉ USD; tỉ lệ đô thị hoá đạt 50% trở lên; 100% đơn vị cấp huyện, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%; tỉ lệ che phủ rừng đạt 54,5%; tỉ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%, trong đó 75% dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đạt 95%.

Vũ Phương Nhi