• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Đề án thí điểm đào tạo, đào tạo lại nhân lực CMCN 4.0

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội kiến nghị cơ quan chức năng xây dựng chính sách quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là những ngành nghề kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 và nguồn nhân lực làm thương mại điện tử.

27/02/2019 17:02

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là khâu đột phá, là nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Ý thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp, cụ thể như sau:

- Đưa những yêu cầu của cách mạng 4.0 vào Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến 2030”.

- Ban hành Quyết định số 1836/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/11/2017; Quyết định số 1839/QĐ-BLĐTBXH ngày 28/11/2017 phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó, đã lựa chọn ưu tiên tại một số ngành, nghề cụ thể phục vụ trực tiếp cuộc cách mạng 4.0 (thuộc các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Vật lý, Sinh học); các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao.

- Trong năm 2018, đã triển khai xây dựng 150 chuẩn đầu ra các trình độ giáo dục nghề nghiệp, trong đó đã lồng ghép các năng lực theo yêu cầu của cách mạng 4.0.

- Triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”; Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu giáo dục nghề nghiệp và Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nghề nghiệp…

Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng Dự thảo Đề án “Thí điểm đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó:

- Dự kiến các ngành, nghề thí điểm đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng công nghệ cho người lao động để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 gồm: Công nghệ thông tin; điện tử viễn thông; Điện, điện tử; tự động hóa; Công nghiệp chế biến; Nông, lâm nghiệp; Ô tô, cơ khí nông nghiệp, thiết bị y tế; Dịch vụ vận tải; Du lịch dịch vụ (khách sạn, nhà hàng…); Dệt may, giầy da và một số ngành nghề khác.

- Dự kiến các ngành, nghề thí điểm đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp do bị tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với các nhóm ngành nghề: Nông, lâm, ngư nghiệp; Cơ khí, chế tạo; Dệt may, giày da; Khai khoáng, mỏ địa chất; Điện, điện tử; tự động hóa; nhóm các ngành nghề lao động giản đơn khác (ngành nghề có năng suất lao động thấp, lao động có kỹ năng thấp; lao động có nguy cơ thất nghiệp…).

Trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của cách mạng 4.0, cụ thể như sau:

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc đào tạo, đào tạo lại người lao động:

Hình thành cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng cơ chế thanh toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0; ban hành chuẩn năng lực người lao động đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 cho từng ngành, nghề và trình độ đào tạo.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch tổ chức thí điểm đào tạo, đào tạo lại cho người lao động ở từng lĩnh vực ngành nghề.

- Thí điểm đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng công nghệ cho người lao động để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0: Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực của người lao động; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng; lựa chọn các trường, doanh nghiệp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng…

- Thí điểm đặt hàng đào tạo, đào tạo lại người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp do bị tác động của cuộc cách mạng 4.0.

- Lồng ghép, phối hợp thực hiện các giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình, đề án về phát triển giáo dục nghề nghiệp:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp năng lực, ứng dụng công nghệ đào tạo hiện đại (đào tạo trực tuyến, mô phỏng, số hóa…); nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo nhất là năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.

Gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo để bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ.

Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp.

Chinhphu.vn