• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm 2014-2018

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý chủ trương xây dựng Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018.

14/02/2014 16:15
Ảnh minh họa

Việc xây dựng Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 nhằm chủ động và tăng hiệu quả của công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, hướng đến mục tiêu thanh toán dịch cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam từ sau năm 2018.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để hoàn thiện và phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ tình hình dịch bệnh, kinh phí từ các chương trình, dự án liên quan để bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch, phù hợp với các quy định hiện hành, bảo đảm hiệu quả phòng chống dịch.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2013 tại Trung Quốc, Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan đã có 147 người mắc cúm A/H7N9, trong đó có 47 ca tử vong. Từ đầu năm 2014 đến nay tại Trung Quốc đã ghi nhận 190 trường hợp mắc mới, trong đó có 19 ca tử vong. Tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đã có 02 người nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Trung Quốc đã phát hiện có vi rút cúm A/H7N9 lưu hành tại một số chợ buôn bán gia cầm sống. Đặc biệt nguy hiểm là vi rút cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc phát hiện, giám sát và ứng phó với chủng vi rút này rất khó. Tổ chức Thú y thế giới (OIE) vừa cảnh báo, tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan đã xuất hiện vi rút cúm độc lực cao H5N2 gây ổ dịch lâm sàng và chết nhiều gia cầm.

Tại Việt Nam, trong năm 2013, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở các tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh khoảng trên 123.300 con, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ trên 141.600 con. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm còn xảy ra trên chim trĩ và chim cút thuộc tỉnh Tiền Giang và chim yến thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Đã có 2 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 trong tháng 1/2014 tại Bình Phước, Đồng Tháp.

Vì vậy, cần hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Thanh Hoài