• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Khoa nghiên cứu về đồng bào Khmer tại ĐH Trà Vinh

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ thuộc Trường Đại học Trà Vinh, thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nhân lực cho đồng bào Khmer Nam Bộ.

09/10/2013 15:29

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý chủ trương giao Trường Đại học Trà Vinh thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nhân lực về Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa-xã hội ở Nam Bộ.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đưa những nội dung phù hợp của Đề án đầu tư xây dựng Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, thuộc Trường Đại học Trà Vinh, thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nhân lực cho đồng bào Khmer Nam Bộ vào nội dung các Dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đầu tư xây dựng Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, thuộc Trường Đại học Trà Vinh.

Dân tộc Khmer có các tên gọi khác là Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm. Dân tộc Khmer sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

Ðồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Ðồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.

Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa-xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.

Ðồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hằng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc. Ðồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chol Chnam Thmay (năm mới), lễ Phật đản, lễ Dolta (xá tội vong nhân), Oóc Om Bok (cúng trăng).

Phan Hiển