• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng Nghị định hướng dẫn pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

(Chinhphu.vn)  - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan soạn thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; trình Chính phủ ban hành vào tháng 12/2012.

29/06/2012 12:39

Trước đó, Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đã được được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua.

Theo Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền thực hiện việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.

Thẩm quyền hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện.

Việc hợp nhất các văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ do người đứng đầu cơ quản chủ trì soạn thảo thực hiện.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, có thực tế là số lượng văn bản đang ngày càng nhiều, khoảng hơn 20.000 văn bản của Trung ương, vì vậy việc tiếp cận tra cứu để áp dụng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ngày càng trở nên khó khăn.

Bộ pháp điển được hoàn thành theo quy định của Pháp lệnh này sẽ có giá trị sử dụng tin cậy, được sử dụng trong tra cứu và áp dụng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp và người dân, góp phần làm minh bạch hóa hệ thống pháp luật.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 6/2012, Bộ Tư pháp phải khẩn trương xây dựng, đưa Trang thông tin điện tử pháp điển vào hoạt động trước ngày 1/7/2013.

Phương Hiển