• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng 'thể chế chất lượng cao', tạo lập hành lang pháp lý vững chắc để huy động nguồn lực phát triển đất nước

(Chinhphu.vn) - Ngay từ khi Chính phủ khóa XV được kiện toàn (tháng 4/2021), Chính phủ đã tập trung, quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế một cách trọng tâm, thực chất và có giải pháp cụ thể.

02/11/2022 18:33
Xây dựng 'thể chế chất lượng cao', tạo lập hành lang pháp lý vững chắc để huy động nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh 1.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Hồng Nguyên - Ảnh: VGP/LS

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ các vấn đề liên quan, TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phân tích: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những nội hàm và yêu cầu mới. 

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, việc xây dựng và hoàn thiện "thể chế chất lượng cao" sẽ tạo lập hành lang pháp lý vững chắc, huy động, khai thác hiệu quả các nguồn lực để phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thu hút đầu tư, giải phóng mọi tiềm năng phát triển của đất nước. 

Thể chế chất lượng cao cũng là tiền đề tạo môi trường để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, với nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đất nước sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, đầu tư cho con người và nâng cao chất lượng thể chế.

Kết quả tổng kết 15 năm triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 48-đã khẳng định: "Đến nay, hệ thống pháp luật đã cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng". 

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: "Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội".

Trong đó đã tập trung ưu tiên làm tốt công tác thể chế hóa, cụ thể hóa các quyết sách quan trọng được khẳng định tại Đại hội XIII của Đảng; kế thừa và phát huy thành tựu lập pháp trong những năm qua, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới gắn với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn của đất nước nhằm xây dựng, hoàn thiện "hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làm trung tâm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới".

Xây dựng 'thể chế chất lượng cao', tạo lập hành lang pháp lý vững chắc để huy động nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh 2.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam - Ảnh: VGP/LS

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng, hoàn thiện thể chế pháp luật được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, Chính phủ cũng đã tổ chức nhiều Hội nghị lớn về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là trong bối cảnh tình hình mới đã và đang thay đổi toàn diện mối quan hệ giữa chính quyền với người dân và các chủ thể của nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp, làm thay đổi thói quen của mỗi người cũng như hành vi ứng xử trong xã hội.

Do đó, hoàn thiện thể chế pháp luật phải theo kịp xu thế của thời đại, đòi hỏi những công nghệ tiên tiến cùng với chất lượng nguồn nhân lực và năng lực thể chế quyết định tăng trưởng trong dài hạn, đây cũng là chìa khóa để đột phá vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" để nước ta phát triển nhanh và bền vững.

Như vậy, một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay là tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như từ đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Quang Huân, điều này là cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp khi họ có hành lang pháp lý để yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh với một môi trường chính sách, pháp luật phù hợp để huy động và đầu tư nguồn lực, tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại. 

Sự đổi mới, hoàn thiện thể chế càng nhanh thì sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình đầu tư, kinh doanh càng tốt và ngược lại sẽ là cản trở, làm nhụt nhuệ khí đổi mới sáng tạo, làm nản tâm huyết và cống hiến trí tuệ của người dân.

Việc nhận diện chính xác các vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thực tế hàng ngày đòi hỏi mà cả xã hội đang quan tâm như: Kinh tế số, kinh tế chia sẻ, khai thác sử dụng dữ liệu phục vụ lợi ích chung của xã hội đang là những vấn đề pháp lý cần điều chỉnh, có giải pháp và chính sách kịp thời.

Lê Sơn