• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xem xét, ban hành quy định về quản lý xe ôm công nghệ

(Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc quản lý lái xe công nghệ chạy Grabbike, Gobike theo thông tin nêu trong bài báo về quy chuẩn cho tài xế công nghệ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

16/04/2019 07:20
Trước đó, ngày 6/3/2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 1852/VPCP-CN về việc xử lý thông tin báo nêu gửi Bộ Giao thông vận tải, kèm bài báo về quy chuẩn cho tài xế công nghệ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trong bài báo có nội dung: Chất lượng lái xe công nghệ chạy Grabbike, Gobike cần phải được quản lý chặt chẽ để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như an toàn cho hành khách đi xe.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải có thông tin làm rõ như sau:

Về cơ sở pháp lý hiện hành đối với hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự đã được quy định tại Thông tư 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa; Thông tư 46/2014/TT-BGTVT ngày 6/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2009/TT-BGTVT.

Theo quy định tại 2 Thông tư nêu trên thì đã có quy định về người điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển, hoạt động vận chuyển, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải và quy định xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi địa phương nào thì phải tuân thủ theo các quy định của địa phương đó.

Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc kết nối hành khách với lái xe tạo nên sự thuận tiện, từ đó kích thích sự phát triển nhanh chóng của loại hình vận chuyển hành khách bằng xe mô tô hai bánh. Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng phát sinh các bất cập, hạn chế như Thời báo Kinh tế Sài Gòn điện tử đã nêu.

Ngày 20/3/2019, Bộ Giao thông vận tải đã có Văn bản số 2551/BGTVT-ATGT về việc tăng cường triển khai Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2019 để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo nội dung được giao tại Kế hoạch Năm An toàn giao thông của Bộ Giao thông vận tải. Trong đó, chỉ đạo việc nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý dịch vụ vận tải bằng mô tô, xe gắn máy (còn gọi là xe ôm công nghệ).

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục rà soát các nội dung quy định tại 2 Thông tư nêu trên và nghiên cứu, xem xét để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng thông tư thay thế phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật có liên quan.

Chinhphu.vn