• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý nghiêm VPHC trong lĩnh vực thống kê

(Chinhphu.vn) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Trong đó đề xuất mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực này từ 300 nghìn đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp đôi cá nhân.

26/04/2016 16:36

Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2013/NĐ-CP đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về thống kê, bảo đảm thu thập, tổng hợp được những thông tin thống kê phản ánh sát thực, kịp thời phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thống kê.

Sau gần 3 năm thực hiện đến nay, Nghị định số 79/2013/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều tồn tại như: Nghị định số 79/2013/NĐ-CP chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh cho cả 3 loại đối tượng (cung cấp thông tin thống kê, sử dụng thông tin thống kê và người làm công tác thống kê) và chưa đề cập chi tiết các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê.

Bên cạnh đó, Nghị định số 79/2013/NĐ-CP chưa qui định cụ thể các hành vi vi phạm và mức xử phạt tương ứng về các vi phạm của điều tra viên thống kê không có nghiệp vụ, không được tập huấn nghiệp vụ thống kê; việc ban hành phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê không đúng thẩm quyền hoặc không được cơ quan thống kê có thẩm quyền thẩm định trước khi ban hành.

Việc các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm thuộc công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực thống kê được giao hoặc cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý hành chính, về cán bộ, công chức, viên chức là một vướng mắc rất lớn ảnh hưởng đến việc chấp hành Luật Thống kê, do việc cung cấp thông tin thống kê đầu vào chủ yếu là cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước thực hiện…

Cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến 30 triệu đồng, tổ chức vi phạm phạt gấp đôi

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê gồm 4 chương, 23 điều. Trong đó đề xuất mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực này từ 300 nghìn đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp đôi đối với cá nhân.

Mức phạt tiền thấp nhất từ 300 nghìn đồng được đề xuất áp dụng đối với một trong các hành vi như: Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp đối tượng điều tra tự ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra theo hướng dẫn của điều tra viên (viết gọn là phương pháp điều tra gián tiếp) dưới 5 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê; nộp không đủ phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp, so với quy định của phương án điều tra thống kê; ghi không đủ các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra theo quy định của phương án điều tra thống kê.

Mức phạt cao nhất 30 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với một số hành vi vi phạm như: Ban hành chế độ báo cáo thống kê không đúng thẩm quyền ban hành hoặc không có cơ quan có thẩm quyền thẩm định chế độ báo cáo thống kê; phổ biến thông tin thống kê sai sự thật; tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn