• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Hiện nay, nghề chăn nuôi ở thành phố Kon Tum trên đà tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho bà con nông dân. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu để giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi? Nghề chăn nuôi đang phát triển mạnh ở các hộ nông dân. Làm hầm biogas có lợi về kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.

03/02/2012 10:30
Nghề chăn nuôi đang phát triển
mạnh ở các hộ nông dân.
Làm hầm biogas có lợi về kinh tế
và giảm ô nhiễm môi trường.

Theo UBND thành phố Kon Tum, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 40% số hộ làm nghề chăn nuôi, nhưng chủ yếu là chăn nuôi tự phát, phân tán, nhỏ lẻ. Trong đó, có trên 85% số hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Tuy nhiên, hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn, các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí (bao gồm CO2, NH3…) đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Chỉ một phần nhỏ của chất thải rắn được ủ để làm phân bón, một phần được dùng trực tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng... đa phần đều chảy trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước chung trong khu dân cư.

Ông Nguyễn Ngọc Thuấn - Trưởng phòng Kinh tế TP. Kon Tum cho biết: Nghề chăn nuôi phát triển mạnh ở các xã, phường vùng ven thành phố như Vinh Quang, Hòa Bình, Đăk Blà, Ngọc Bay, Ia Chim, Kroong, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... Tuy nhiên, hiện tượng chuồng gia súc, gia cầm nằm ngay cạnh khuôn viên nhà ở, chen chúc trong khu dân cư không phải là điều hiếm gặp ở đây vì chăn nuôi hộ gia đình là cách người dân tận dụng các sản phẩm dư thừa hằng ngày. Tuy nhiên, chỉ cần một gia đình nuôi 5-10 con heo không vệ sinh chuồng trại, xử lý phân không hợp lý thì tất cả các hộ xung quanh phải cùng chịu hậu quả: nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và nguy hiểm hơn là việc lây lan dịch bệnh rất nhanh. Không chỉ có chăn nuôi nhỏ lẻ mà chăn nuôi quy mô lớn cũng không được cải thiện nhiều, tuy các trang trại này đã nằm tách biệt với khu dân cư nhưng công nghệ xử lý chất thải phần lớn vẫn là chôn lấp do thiếu kinh phí và công nghệ. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế. Họ chỉ biết nuôi, còn ảnh hưởng đến môi trường như thế nào họ cũng chưa định hình được, nếu có biết, nhưng vì cuộc sống họ cũng không thể chuyển sang nghề khác.
Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, có nhiều công nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học, xây dựng hầm biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại hiệu quả lớn. Việc xử lý bằng các chế phẩm sinh học EM đã và đang được thực hiện tốt trong chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ. Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ này còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, hiện nay kỹ thuật xây hầm biogas của nhiều gia đình hạn chế nên không ít trường hợp xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh chóng bị ngấm, bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài không những không cải thiện được môi trường sống mà còn làm cho bầu không khí trở nên khó chịu hơn. Nhiều hộ có thói quen xả cả nước có hóa chất khử trùng, vắcxin phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt nên hầm biogas không được phát huy tác dụng... Do đó, để áp dụng biện pháp này rộng rãi đến toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, tập huấn chuyển giao về khoa học kỹ thuật. Qua đó, để họ có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để xây dựng hầm biogas như thế nào là hợp lý với trang trại của mình, để tránh tình trạng quy mô trang trại quá lớn mà hầm thì quá nhỏ dẫn đến không có hiệu quả, gây lãng phí tiền của.
Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngoài việc xây dựng hầm biogas và chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi, hiện nay biện pháp hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch là phát triển mô hình kinh tế VAC. Gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ít phân bón hóa học. Đồng thời, đây cũng là một trong những mô hình dễ làm, ở đâu cũng có thể xây dựng được, ít tốn kém nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.
Bài và ảnh: Thảo Nguyên