• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý thông tin về giấy phép lao động khắt khe, rườm rà cản trở đầu tư

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 4193/VPCP-KGVX ngày 7/6/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin về giấy phép lao động khắt khe, rườm rà cản trở đầu tư.

08/06/2023 15:50

Cụ thể, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/5/2023 có thông tin "Giấy phép lao động khắt khe, rườm rà đang cản trở đầu tư vào Việt Nam" và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có tổng hợp tin trên tại văn bản số 309/2023/TTĐT ngày 27/5/2023.

Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra thông tin, chủ động làm việc với EuroCham; nghiên cứu, xử lý trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

* Trước đó, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/5/2023 có thông tin: Theo nhận định của EuroCham, các thủ tục xin giấy phép lao động ngày càng khắt khe và rườm rà hơn đối với người lao động nước ngoài kể từ thời điểm Nghị quyết 105 hết hiệu lực vào ngày 31/12/2022. 

EuroCham kiến nghị cân nhắc điều chỉnh các yêu cầu về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài để phù hợp với tình hình thực tế, từ đó thúc đẩy một quy trình đăng ký thuận lợi hơn.

Ngoài ra, cần loại bỏ hạn chế về số lần được gia hạn giấy phép lao động nước ngoài. Theo quy định hiện hành, chỉ một lần gia hạn được cho phép, dẫn đến việc người nộp đơn phải làm lại toàn bộ quy trình đăng ký sau một thời gian ngắn.