• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử phạt vi phạm về in hóa đơn giả

(Chinhphu.vn) - Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi tự in hóa đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả sẽ bị đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn.

02/06/2011 18:21

Giải đáp vướng mắc về các hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm về hóa đơn tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:

Hình thức xử phạt

Các Điều từ 28 đến 34, Chương V, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định ngoài biện pháp phạt tiền còn có các hình thức khắc phục hậu quả như sau:

- Hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định;

- Hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định;

- Hủy các hóa đơn cho, bán hoặc hóa đơn giả;

- Hủy các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập nhưng cho, bán lại các đối tượng khác sử dụng;

- Hủy hóa đơn đã phát hành không còn giá trị sử dụng;

- Buộc phải thực hiện các thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CPđối với các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn.

Hình thức phạt bổ sung:

- Đình chỉ in hóa đơn đối với doanh nghiệp in khi có hành vi in hóa đơn giả của doanh nghiệp in;

- Bị chỉ định nhà in đối với tổ chức, doanh nghiệp đặt in hóa đơn khi có hành vi đặt in hóa đơn giả;

- Đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn đối với tổ chức, doanh nghiệp có hành vi tự in hóa đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 37, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Việc cho phép cơ sở kinh doanh khởi tạo, đặt in và tự in hóa đơn được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP. Do vậy, trường hợp trong quá trình kiểm tra, thanh tra phát hiện những vi phạm về hóa đơn, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ra quyết định phạt tiền vi phạm về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 36, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12, cơ quan Thuế chỉ được phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bằng tiền mà không được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, chiếu theo Điều 38, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12, Thanh tra Thuế là một bộ phận trong Thanh tra chuyên ngành Tài chính. Vì vậy, Thanh tra Thuế có thẩm quyền được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Điều 38, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nêu trên.

Ban Bạn đọc