• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 2 tỉnh

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin, hóa chất sát trùng cho 2 tỉnh: Ninh Thuận, Cà Mau để phòng chống dịch.

16/12/2015 17:06


Ảnh minh họa

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xuất cấp (không thu tiền) 30.000 liều vắc xin LMLM 2 type (O&A), 10.000 liều vắc xin LMLM type O (Aftopor) và 10.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid dự trữ quốc gia cho tỉnh Ninh Thuận để phòng chống dịch lở mồm long móng và xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine 65% min dự trữ quốc gia cho tỉnh Cà Mau để phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh: Ninh Thuận, Cà Mau tiếp nhận, quản lý và sử dụng số vắc xin, hóa chất nêu trên theo đúng quy định hiện hành.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 17/10/2015, dịch bệnh lở mồm long móng gia súc (LMLM) đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định công bố dịch bệnh lở mồm long móng trên bò tại địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và đã chỉ đạo chính quyền và các cơ quan chuyên ngành địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 775 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp bị bệnh, chủ yếu do bệnh đốm trắng và bệnh liên quan đến gan tụy. UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh xuất cấp trên 100 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ của tỉnh và nguồn dự trữ quốc gia do Trung ương hỗ trợ để xử lý dịch bệnh, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa nên tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao, trong khi nguồn dự trữ hóa chất của tỉnh đã sử dụng hết.

Trước tình hình trên, UBND 2 tỉnh: Ninh Thuận và Cà Mau đã có văn bản xin hỗ trợ vắc xin và hóa chất để chống dịch.

Phương Nhi