• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

17 loại bệnh liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học

(Chinhphu.vn) – Bố đẻ của ông Quốc Chung (tỉnh Nam Định) nhập ngũ năm 1972, hoạt động chủ yếu tại đường 9, Nam Lào. Sau năm 1975, xuất ngũ về địa phương. Hiện, bố ông bị ung thư trực tràng và ung thư dạ dày, đã làm hồ sơ gửi cơ quan thẩm quyền xem xét hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

25/06/2017 07:02

Ông Chung hỏi, 2 bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày có thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học không? Có thuộc loại ung thư phần mềm không? Nếu đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thì bố ông được hưởng mức bao nhiêu %?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, gồm:

1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).

2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).

3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).

4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).

5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).

6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).

7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).

8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).

9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).

10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).

11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).

12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).

13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).

14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.

15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bố của ông mắc bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày không thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Về câu hỏi bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày có thuộc ung thư phần mềm không, đề nghị ông liên hệ với cơ quan thuộc Bộ Y tế để được xem xét trả lời theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn