• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý dự án

(Chinhphu.vn) – Ông Huỳnh Văn Kỳ (Đà Nẵng) hỏi: Các dự án cải tạo sửa chữa có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đó nhưng không thanh quyết toán chi phí quản lý dự án có được không?

20/10/2017 07:02

Ông Kỳ cũng muốn biết, các dự án cải tạo, sửa chữa (không phải dự án xây dựng mới) có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng thì có bắt buộc thuê ban quản lý dự án chuyên ngành để quản lý các dự án không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 thì chủ đầu tư được sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.

Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện quản lý dự án.

Chinhphu.vn