• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo hiểm nhân thọ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Trọng Đạt (Hà Nội) mua bảo hiểm nhân thọ. Hàng năm, ông đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng đã ký và nhận được phiếu thu tiền bảo hiểm. Ông Đạt hỏi, công ty bảo hiểm nhân thọ có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho ông không?

16/07/2021 10:02

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định”.

Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định: “Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm: Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”.

Khoản 1 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng có quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

“7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm”.

Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn (có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022) có quy định về loại và hình thức hóa đơn như sau:

“1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và Mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

… c) Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…”.

Căn cứ quy định trên, bảo hiểm nhân thọ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Phiếu thu tiền bảo hiểm là một hình thức hóa đơn nên công ty bảo hiểm không bắt buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với tiền phí bảo hiểm.

Chinhphu.vn