• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ GD&ĐT trả lời về việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của bà Lưu Thị Mỹ Bình, trong khoảng 2 năm học gần đây có tình trạng sách giáo khoa thường bán trọn bộ, trong đó có một vài quyển không được sử dụng và cứ đến đầu năm học học sinh phải đăng ký mua sách khác thay thế, gây lãng phí lớn cho xã hội.

17/01/2018 14:02
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, bà Bình đề nghị  Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp chấn chỉnh tình trạng này.

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Bộ sách giáo khoa hiện hành được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức cuốn chiếu từ năm 2002 (lớp 1, lớp 6), năm 2003 (lớp 2, lớp 7)… và hoàn thành đến lớp 12 vào năm 2008. Trước khi triển khai đại trà trong cả nước, sách đã được thực nghiệm từ 3 đến 4 năm ở những vùng khác nhau, được các Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thông qua và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành.

Như vậy, sách giáo khoa hiện hành nếu tính từ những lớp đầu cấp cho đến nay đã có 15 năm sử dụng ổn định. Qua thực tiễn, sách giáo khoa bảo đảm tính khoa học, tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh phổ thông trong thời gian qua.

Để quản lý sử dụng sách trong các trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 2372/BGDĐT-GDTrH ngày 11/4/2013 chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn chi tiết việc sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu giáo dục địa phương và các sách tham khảo khác. Trong đó nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc hướng dẫn, thanh kiểm tra việc sử dụng sách, trách nhiệm người đứng đầu các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về danh mục sách tham khảo lưu hành trong đơn vị.

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam và các cấp quản lý giáo dục địa phương đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa cho học sinh; vận động các địa phương đẩy mạnh phong trào quyên góp, tặng sách giáo khoa cũ ủng hộ học sinh nghèo, cấp phát miễn phí sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo học sinh trên mọi miền đất nước, trong mọi hoàn cảnh đều có sách giáo khoa để học tập.

Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khuyến khích địa phương tiết kiệm, tránh gây lãng phí trong việc cung ứng sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện của từng đơn vị và đáp ứng nhu cầu của người dân; khuyến khích, vận động các gia đình giữ gìn sách giáo khoa hàng năm để lại cho các em học sinh trong gia đình cùng sử dụng trong những năm học sau.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục các cấp và người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng và hướng dẫn chi tiết việc sử dụng sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục.

Chinhphu.vn