• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ GTVT thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ

(Chinhphu.vn) – Đơn vị của ông Đào Xuân Hoàng (Quảng Trị) được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư một số tuyến đường giao thông thuộc khu vực nội thành, nội thị. Ông Hoàng đề nghị được giải đáp một số vấn đề về thỏa thuận đấu nối, cấp phép thi công quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

31/10/2016 14:02

Đơn vị của ông Hoàng lập hồ sơ chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ, cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ, theo ý kiến của các cơ quan liên quan, đơn vị phải có văn thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận thì mới thực hiện các bước tiếp theo.

Ông Hoàng đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, đầu nối đường nhánh vào quốc lộ nằm trong phạm vi đô thị phải thoả thuận với Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Khoản 2, Điều 20 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT hay thực hiện theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt?

Đơn vị ông Hoàng cũng đang làm hồ sơ cấp phép thi công hệ thống điện sinh hoạt tại khu đô thị, trong đó có tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý. Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT, trong trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới đường bộ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ quy định nêu trên, có ý kiến cho rằng vị trí tuyến cấp điện theo thiết kế được duyệt không phù hợp và giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang phải bằng bề rộng của chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch (24m). Tuy nhiên, tuyến cấp điện thiết kế đi trên hè phố tuyến đường, chỉ cách mép bó vỉa hè 0,5m, cách tim tuyến đường 7,5m. Ông Hoàng hỏi, trong trường hợp này giải quyết như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ nằm trong phạm vi đô thị được quy định tại các Điều 20, 21 và 22 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2016 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tại Khoản 3, Điều 20 của Thông tư quy định, "Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt"; và Khoản 1, Điều 21 quy định, "Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại Khoản 1, Điều 20 của Thông tư này nằm trong khu vực nội thành, nội thị: căn cứ vào quy hoạch đô thị, khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch giao thông đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt".

Tuy nhiên, việc quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23, 24 và 25. Theo đó, Khoản 1, Điều 22 quy định, "Quy hoạch điểm đầu nối bao gồm việc xác định vị trí và hình thức giao cắt giữa quốc lộ với các đường nhánh để xây dựng các nút giao thông và phương án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ".

Việc xác định vị trí các điểm đấu nối, ngoài việc căn cứ vào cự ly tối thiểu giữa các điểm đấu nối theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT còn phải xem xét đến hiện trạng đoạn tuyến quốc lộ và các yếu tố khác tại khu vực đấu nối nhằm bảo đảm nút giao đấu nối an toàn, thông suốt (bảo đảm cự ly tối thiểu nhưng đấu nối vào khu vực có yếu tố hình dọc bất lợi như đường cong, khuất tầm nhìn, dốc dọc lớn sẽ tiềm ẩn mất an toàn giao thông).

Như vậy, căn cứ vào quy định tại các Điều 22, 23, 24 và 25 thì quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đoạn trong và ngoài đô thị đều phải được Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận với UBND tỉnh. Sau khi quy hoạch đấu nối được thỏa thuận mới thực hiện bước chấp thuận thiết kế kỹ thuật, phương án tổ chức giao thông của nút giao và cấp phép thi công nút giao theo quy định tại Điều 26 và 27 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ

Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đi qua khu vực nội thành, nội thị được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT. Cụ thể, "Trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt".

Như vậy, trường hợp công trình hệ thống cấp điện sinh hoạt xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đi qua khu vực nội thành, nội thị đã được quy hoạch phải bảo đảm giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang phù hợp với quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

Đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và đường xã, việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 Thông tư này.

Chinhphu.vn