• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bổ nhiệm, điều động lao động theo quy định nào?

(Chinhphu.vn) - Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì việc giao kết, sửa đổi, bổ sung, thực hiện hợp đồng lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động.

23/10/2024 11:02

Doanh nghiệp của bà Võ Thị Thu Lan (TPHCM) có 100% vốn nhà nước, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Thành phố. Do đó, công tác nhân sự luôn áp dụng tất cả quy định của Đảng ủy cấp trên.

Tuy nhiên, đối với các chức danh lãnh đạo quản lý như Giám đốc, Phó Giám đốc (tương đương Trưởng Phòng, Ban) thì thực hiện theo Bộ luật Lao động (tuyển dụng, hợp đồng lao động), nhưng lại áp dụng quy định về điều động, bổ nhiệm... theo quy định của Đảng. 

Theo quy định của Bộ luật Lao động, khi điều chuyển làm công việc khác phải thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo hợp đồng lao động, còn theo quy định của Đảng là phải bổ nhiệm lại, điều động, bổ nhiệm…

Ví dụ: Khi tuyển dụng vào làm việc, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn vị trí Giám đốc hành chính, quyết định bổ nhiệm là 5 năm, sau 5 năm bổ nhiệm lại nếu đủ yêu cầu, nếu không đáp ứng thì miễn nhiệm... Như vậy, có sự mâu thuẫn giữa quy định của Đảng và pháp luật về lao động.

Bà Lan đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động; trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 thì trong quá trình thực hiện nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì hai bên thỏa thuận sửa đổi bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 và Điểm d Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì việc giao kết, sửa đổi, bổ sung, thực hiện hợp đồng lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động. 

Về việc áp dụng các quy định của Đảng trong việc bổ nhiệm, điều động, đề nghị trao đổi với tổ chức Đảng có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn