• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các tỉnh ĐBSCL lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

(Chinhphu.vn) - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

16/05/2025 20:01
Các tỉnh ĐBSCL lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 1.

Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 - Ảnh: VGP/LS

* Chiều 16/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ năm, khoá X để lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tại hội nghị, các đại biểu được thông báo nội dung dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm có 2 điều. Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội để làm rõ vai trò cốt lõi của MTTQ Việt Nam, nhấn mạnh vị trí của MTTQ Việt Nam là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp lại các tổ chức thành viên, giảm bớt sự trùng lặp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất và đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng, phù hợp với mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp, tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội vào MTTQ Việt Nam.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung đóng góp nhiều ý kiến quy định về chính quyền địa phương, phù hợp với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính và hợp nhất, sáp nhập các tỉnh, thành phố hiện nay.

* Ngày 16/5, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và 3 văn bản luật mới.

Theo lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là rất cần thiết; sửa đổi lần này là quyết sách đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước. Việc sửa đổi không chỉ nhằm khắc phục bất cập của thực tiễn, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn hướng tới việc phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Lãnh đạo Sở nhấn mạnh đến công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông đại chúng về chủ trương, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; quán triệt nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID…

Các tỉnh ĐBSCL lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 2.

Nhiều đại biểu TP. Cần Thơ cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 là cần thiết, phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy và hợp nhất các tỉnh, thành phố - Ảnh: VGP/LS

*  Tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN TP. Cần Thơ, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất và khẳng định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là cần thiết, phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đưa đất nước ngày càng phát triển. Các ý kiến đóng góp tập trung vào những quy định liên quan đến MTTQVN, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị hành chính, chính quyền địa phương… 

Góp ý cụ thể, các đại biểu thống nhất nội dung sửa đổi, bổ sung tại Ðiều 9 Hiến pháp năm 2013, khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQVN là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong khoản 2, Ðiều 9, bên cạnh các tổ chức chính trị-xã hội cần bổ sung thêm “các hội quần chúng do Ðảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” trực thuộc MTTQVN. Tại Ðiều 10 sửa đổi, bổ sung, cần giữ lại Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện để thống nhất với quy định tại Ðiều 9. 

Bên cạnh đó, việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh đơn vị hành chính ở Ðiều 110 cần giữ lại “phải lấy ý kiến nhân dân địa phương” trước khi trình Quốc hội. Tại khoản 2, Ðiều 115, đại biểu đề nghị giữ lại đại biểu HÐND có quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Tại khoản 2, Ðiều 115, đại biểu đề nghị sửa từ “trả lời” thành “giải trình” trước HÐND để nâng cao trách nhiệm của người bị chất vấn…

* Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang Phạm Thanh Hùng giới thiệu nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; thông qua bản so sánh Hiến pháp năm 2013 nội dung sửa đổi, bổ sung để đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị và thông qua ứng dụng VneID.

Theo đó, việc lấy ý kiến nhằm phát huy dân chủ, tập hợp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thiện dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, khả thi, sát hợp thực tiễn, phù hợp yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhiều đại biểu thống nhất cao nội dung dự thảo nghị quyết, tập trung tham gia góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo đảm phù hợp mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại biểu kiến nghị làm rõ hơn tính thiết yếu nên có thành phố trung tâm trực thuộc tỉnh sau thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; sự cần thiết giữ lại quyền chất vấn, giám sát của đại biểu HĐND đối với hai đơn vị Tòa án nhân dân và Viện KSND gắn với bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng như tổ chức thành viên để phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức này...

Các tỉnh ĐBSCL lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013- Ảnh 3.

Các đại biểu tỉnh Đồng Tháp góp ý các quy định cần rõ ràng, dễ hiểu, thi hành trong thời gian dài - Ảnh: VGP/LS

* Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đóng góp ý kiến dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029, các đại biểu đề nghị có thể áp dụng Quy chế hoạt động cũ cho đến khi sáp nhập tỉnh Đồng Tháp mới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động mới.

Về lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các đại biểu góp ý thay thế một số từ ngữ, thêm một cụm từ để các điều, khoản trong dự thảo được rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo khi Hiến pháp ban hành được áp dụng lâu dài.

Các đại biểu cũng kiến nghị Trung ương, khi sáp nhập tỉnh cần tiếp tục định hướng phát triển các đô thị đã được hình thành, phát triển; việc quy hoạch, phát triển cơ sở y tế, nhất là dự án đang được triển khai thì tiếp tục thực hiện để chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Lê Sơn - Hữu Chung