• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các trường hợp có đủ 20 năm đóng BHXH được lương hưu

(Chinhphu.vn) – Ông Hảo (tỉnh Vĩnh Phúc) sinh năm 1956, làm công nhân quốc phòng từ năm 1974 đến năm 1989. Năm 1989 ông đi xuất khẩu lao động tại nước Đức, năm 1990 về nước nhưng chưa được hưởng bất cứ chế độ gì.

29/06/2017 09:20

Năm 2004 ông Hảo làm việc hợp đồng tại Công ty Mai Linh, đóng BHXH đầy đủ đến năm 2016. Ông Hảo hỏi, ông có thể làm chế độ về hưu có được không? Nếu được thì phải làm như thế nào? Cơ quan nào giải quyết? Cần những giấy tờ gì?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH, thuộc một trong các trường hợp sau đây được hưởng lương hưu:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật BHXH năm 2014, hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

a) Sổ BHXH;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.

Đề nghị ông Hảo căn cứ thời gian làm việc, thời gian đóng BHXH đã được cơ quan BHXH ghi nhận trên sổ BHXH và đối chiếu quy định nêu trên để xác định quyền lợi của mình. Trường hợp ông chưa xác định được cụ thể về chế độ của ông, đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông cư trú để được giải thích và hướng dẫn ông lập hồ sơ theo quy định.

Chinhphu.vn