Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Điều 13, 14 và Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã quy định cụ thể:
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
(2) Bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
(3) Tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Trong đó, tại Khoản 3 và 4 quy định: "Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã".
Khoản 1 Điều 23 của Luật này đã quy định "Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định".
Đồng thời, Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể:
(1) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
(2) Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;
(3) Mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo nhằm khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức hỗ trợ hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và mức phụ cấp kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Theo đó, việc quy định chức danh, kiêm nhiệm, mức phụ cấp (kể cả mức phụ cấp kiêm nhiệm) người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như kiến nghị của ông Phạm Duy Hoàng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Tây Ninh.
Chinhphu.vn