• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ áp dụng hệ số phụ cấp độc hại

(Chinhphu.vn) – Bà Phùng Thị Thu Thảo (Ninh Bình) được biết hiện có 4 mức hệ số phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Bà Thảo hỏi, khi xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm dịch vụ, công ích việc lựa chọn 1 trong 4 mức phụ cấp này căn cứ vào đâu?

13/06/2016 10:02

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo Điều 5 Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khi xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích, trường hợp cần thiết áp dụng một số loại phụ cấp, chế độ ăn giữa ca, chế độ khác thì công ty xác định đưa vào chi phí tiền lương để đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

Theo đó, việc áp dụng hệ số phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nào do công ty quyết định để xác định chi phí tiền lương theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH.

Chinhphu.vn