Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Ông Ka Phú Thọ (Quảng Nam) được phân công làm công tác thư viện - thiết bị (có quyết định hằng năm của Hiệu trưởng) tại một trường tiểu học. Hiện ông có chứng chỉ nghiệp vụ làm công tác thiết bị nhưng chưa có chứng chỉ nghiệp vụ thư viện và được xếp vào ngạch Kỹ thuật viên.
(Chinhphu.vn) – Bà Hà Thị Mai Phương (Sơn La) hỏi, giáo viên giảng dạy thực hành lâm sàng tại bệnh viện cho đối tượng sinh viên được hưởng chế độ ngành nghề học độc hại, nguy hiểm (Điều dưỡng - Hộ sinh mã 57203 và Điều dưỡng - Hộ sinh mã 67203) có được hưởng chế độ phụ cấp theo Nghị định số 113/2015/NĐ-CP không?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Huy Ba là cán bộ y tế làm nhiệm vụ chụp X quang cho bệnh nhân tại bệnh xá Công an tỉnh. Ông Ba hỏi, trường hợp của ông có được hưởng phụ cấp độc hại không?
(Chinhphu.vn) – Ông Duy Nguyễn hỏi, công nhân làm công việc đào đường, lắp đặt đồng hồ nước cho nhà dân có được hưởng phụ cấp độc hại không? Nếu được thì xếp loại mấy trong danh mục mức độ độc hại?
(Chinhphu.vn) - Bà Đỗ Thị Bắc (Thái Nguyên) trúng tuyển và được bổ nhiệm ngạch nhân viên thiết bị trường THCS ngày 15/1/2014, mã ngạch hiện tại V07.07.20. Bà Bắc hỏi, bà có được hưởng phụ cấp độc hại không? Nếu được thì hưởng theo công văn nào và mức phụ cấp bao nhiêu?
(Chinhphu.vn) - Bà Trúc Giang (Cà Mau) được tuyển dụng vào vị trí Lưu trữ viên hạng III năm 2017 (có kho lưu trữ và có tài liệu lưu trữ). Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV thì bà được cơ quan cho hưởng phụ cấp độc hại 0,2 x với mức lương cơ sở trên 1 tháng (năm 2022 bà Giang nhận được 298.000 đồng/tháng).
(Chinhphu.vn) – Theo ý kiến của cử tri tỉnh Bình Dương, hiện nay các chế độ, chính sách với người lao động gián tiếp tại phòng: Tổ chức–Hành chính, Kế toán, Nghiệp vụ, Dân số-Kế hoạch hoá gia đình... ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập rất thấp, không có chế độ ưu đãi đặc thù tương ứng với khối lượng công việc.
(Chinhphu.vn) - Nhân viên làm việc trong thư viện trường học đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành Văn hoá - Thông tin quy định.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Bá Tình (Thanh Hóa) công tác tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ông là làm vệ sinh cơ quan. Một số viên chức, người lao động được phân công đi quét rác, gom rác nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.
(Chinhphu.vn) – Ông Trần Thanh Thảo công tác tại UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, được phân công làm chuyên viên công nghệ thông tin kiêm in ấn (photo là công việc chính). Ở vị trí việc làm này, ông thường xuyên phải ở trong phòng máy photo, trực tiếp sử dụng 3 máy photo.
(Chinhphu.vn) – Bà Hoàng Thị Thơm (Hà Nội) là nhân viên thư viện tại trường Tiểu học đến nay đã 10 năm nhưng không được hưởng phụ cấp độc hại với lý do mã ngạch lương của bà không phải là mã ngạch lương thư viện mà là văn phòng.
(Chinhphu.vn) – Bà Phạm Thị Luyến (Ninh Thuận) công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập. Hàng tháng, viên chức tại cơ quan bà Luyến được nhận phụ cấp độc hại 0,2. Bà Luyến hỏi, khoản phụ cấp độc hại này có được đưa vào làm cơ sở để tính tiền làm thêm giờ không?
(Chinhphu.vn) - Bà Ngô Thị Thơ (Yên Bái) tốt nghiệp hệ trung cấp ngành thư viện - thiết bị. Năm 2009, bà được tuyển dụng làm nhân viên thiết bị trường học tại trường THCS thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, trực tiếp quản lý các phòng hóa chất của Nhà trường.
(Chinhphu.vn) – Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
(Chinhphu.vn) – Bà Phùng Thị Thu Thảo (Ninh Bình) được biết hiện có 4 mức hệ số phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Bà Thảo hỏi, khi xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm dịch vụ, công ích việc lựa chọn 1 trong 4 mức phụ cấp này căn cứ vào đâu?
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Diễm Trang được phân công phụ trách công tác văn thư kiêm lưu trữ tại Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 đến nay nhưng chưa được hưởng chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV.
(Chinhphu.vn) – Ông Lục Ánh Túy (Bà Rịa – Vũng Tàu) làm kỹ thuật viên chụp Xquang, CT Scan tại một cơ sở y tế công lập, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lây nhiễm từ nhiều bệnh khác nhau, tiếp xúc hàng ngày với bức xạ Ion (tia X). Vậy, ông được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như thế nào?
(Chinhphu.vn) - Theo quy định, nhân viên làm việc trong thư viện trường học đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT) được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành Văn hoá - Thông tin quy định.