• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ chứng minh, truy xuất nguồn gốc gỗ

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của cử tri tỉnh Bắc Kạn, hơn một năm trở lại đây, việc xuất khẩu gỗ, ván bóc của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thanh Bình sang thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn vì bị áp thuế chống bán phá giá cao và khó khăn trong công tác hoàn thuế.

01/09/2023 07:02

Nguyên nhân chính là do việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu ván bóc còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ trong công tác quản lý chuỗi sản xuất của các khâu trước đó (gỗ do người dân trồng không có hóa đơn bán hàng) dẫn đến người sử dụng (doanh nghiệp) ở khâu cuối khi xuất khẩu thành phẩm gặp nhiều khó khăn. Muốn giữ vững thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ rõ ràng, đạt chứng chỉ FSC…

Do đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị Chính phủ quan tâm có giải pháp thực hiện việc đồng bộ quản lý các khâu sản xuất chế biến lâm sản, bảo đảm các cơ sở sản xuất nguyên liệu đều có trách nhiệm cung cấp chứng từ hóa đơn để doanh nghiệp chế biến lâm sản chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm xuất từ gỗ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri tỉnh Bắc Kạn như sau:

Để bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc gỗ trong chuỗi hành trình sản phẩm và quản lý toàn bộ quá trình từ nguyên liệu gỗ cho đến người tiêu dùng cuối cùng, đề nghị các doanh nghiệp chế biến lâm sản khi mua các loại gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng, gỗ có tên trùng với cây gỗ rừng tự nhiên, cây trồng phân tán; cây vườn nhà do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư phải có bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập (bản chính) có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, được quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Thông tư Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Việc chứng minh, truy xuất nguồn gốc gỗ được thực hiện dựa trên hồ sơ lâm sản hợp pháp quy định từ Điều 15 đến Điều 20 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT; đồng thời Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ lâm sản và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc lập Hồ sơ lâm sản hợp pháp.

Ngoài ra, để bảo đảm truy xuất nguồn gốc nguyên liệu được thuận lợi, các doanh nghiệp chế biến lâm sản nên ưu tiên mua gỗ nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).

Việc thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tuân thủ các quy định về gỗ hợp pháp tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 1/9/2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Chinhphu.vn