• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ công nhận nghề độc hại, nguy hiểm

(Chinhphu.vn) – Ông Lê Kim Trọng (tỉnh Bắc Ninh) là nhân viên phân tích hoá chất tại một doanh nghiệp nước ngoài chuyên về mạ kim loại, phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại. Thời gian làm việc ca 1 là 8h-17h, ca 2 là 20h-8h hôm sau.

05/05/2017 09:02

Hiện ông Trọng được hưởng lương cơ bản là 3.500.000 đồng/tháng và trợ cấp độc hại 200.000 đồng/tháng. Ông Trọng hỏi, ông được hưởng chế độ có đúng quy định không và ông có được hưởng chế độ thời gian làm việc theo Điều 104 Bộ luật Lao động không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Chức danh nghề  “phân tích hóa chất” mà ông Lê Kim Trọng đang làm không có trong danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Đồng thời, nội dung ông nêu tại câu hỏi không đủ thông tin để khẳng định chức danh nghề “phân tích hóa chất” có thuộc một trong các chức danh nghề “Mạ kẽm”, “Mạ kim loại và xyanua” và “Mạ Niken, Crôm” đã được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Để biết chức danh nghề “phân tích hóa chất” có phải là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc các chức danh nêu trên hay không, ông cần yêu cầu Công ty cung cấp thông tin về rà soát phân loại điều kiện lao động trong đó có mô tả đặc điểm điều kiện lao động và quy trình làm việc của vị trí công việc ông đang làm trong quá trình xây dựng lương, phụ cấp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP và tham khảo điều kiện lao động các chức danh nghề “Mạ kẽm”, “Mạ kim loại và xyanua” và “Mạ Niken, Crôm” đã được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các chế độ liên quan đến nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Riêng chế độ thời gian làm việc theo Điều 104 Bộ luật Lao động chỉ áp dụng đối với người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chinhphu.vn