• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ tính phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước

(Chinhphu.vn) – Theo quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.

10/09/2020 09:02

Công ty của ông Quốc Huy (Lào Cai) có dự án về lĩnh vực luyện kim được cấp giấy chứng nhận đầu tư thời hạn 20 năm. Địa điểm xây dựng dự án về cuối nguồn suối (cách sông 500m).

Công ty ông lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước mặt theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP với thông tin về dự án được duyệt như sau:

- Chế độ khai thác: 3 ca/ngày, 7h/ca; 330 ngày/năm;

- Lượng nước yêu cầu khai thác sử dụng là gần 5.000m3/ngày đêm.

Khi tính phí cấp quyền khai thác nước, cơ quan tham mưu không tính chế độ khai thác trong năm bằng số ngày khai thác trong năm chia 365 ngày theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, dẫn đến sản lượng khai thác không đúng theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP.

Ông Huy hỏi, với dự án như nêu tóm tắt ở trên thì cách tính sản lượng khai thác như vậy đã đúng theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP hay chưa? Thời hạn giấy phép chỉ có 5 năm mà thời gian hoạt động dự án của doanh nghiệp trên 20 năm, như vậy có phù hợp với chủ trương của Chính phủ về cải cách hành chính hay không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: “Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày”.

Đối chiếu với quy định này của Nghị định, trường hợp giấy phép của doanh nghiệp ông Huy không quy định chế độ khai thác thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.

Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã quy định: “Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm”.

Đối chiếu với quy định này của Nghị định, khi giấy phép hết hạn, ông Huy có thể lập hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Chinhphu.vn