Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; trong đó quy định rõ về điều tra cơ bản tài nguyên nước.
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Thiện (Thanh Hóa) muốn khoan giếng khai thác nước sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình trong phần đất của mình, vậy ông có phải xin phép xã hay huyện không?
(Chinhphu.vn) - Định hướng chung cho lộ trình thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là xây dựng cơ sở bảo đảm hài hòa các mục tiêu sử dụng tổng hợp nguồn nước, ngoài bảo đảm an ninh năng lượng, hiệu quả phát điện còn phải đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở hạ du.
(Chinhphu.vn) - Công ty ông Văn Đạt (Thanh Hóa) sản xuất kinh doanh nước sạch và mua nước thô của công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi 100% vốn nhà nước (đã có giấy phép khai thác) với lưu lượng 50.000 m3/ngày đêm (trong hợp đồng nêu rõ đơn giá tính theo khối lượng nước tiêu thụ và đóng 5% thuế VAT).
(Chinhphu.vn) - Công ty bà Nguyễn Thị Tâm (Bắc Giang) được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất trong đó chỉ có một giếng khoan. Hiện nay, giếng khoan đã bị xuống cấp, không bảo đảm cho việc khai thác nước.
(Chinhphu.vn) - Công ty bà Khánh Huyền (Hà Nam) có một trang trại chăn nuôi lợn đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Công ty đang tiến hành tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 41/2021/NĐ-CP.
(Chinhphu.vn) – Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với nhiều quy định quan trọng như nguyên tắc làm rõ an ninh nguồn nước, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước, phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường và an ninh nguồn nước cũng như việc bảo đảm an ninh nguồn nước không kiềm chế phát triển kinh tế…
(Chinhphu.vn) - Công ty của ông Đắc Duân (Thái Nguyên) là đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi 100% vốn nhà nước, ký hợp đồng cung cấp nước thô cho công ty kinh doanh nước sạch với lưu lượng 35.000 m3/ngày đêm (có thu tiền).
(Chinhphu.vn) - Công ty ông Bàn Văn Nam (Bắc Kạn) có một số dự án khai thác, sử dụng nước phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn. Các dự án đã được quyết định đầu tư và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật từ năm 2020-2021 (trước thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực), không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật năm 2014.
(Chinhphu.vn) - Công ty TNHH MTV là công ty con, có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu, tài khoản, được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt. Hiện công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang chi nhánh, hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp.
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Chinhphu.vn) - Khi khai thác, sử dụng nước vượt quá lưu lượng cho phép thì phần lưu lượng vượt quá bị xử phạt vi phạm hành chính như trường hợp không có giấy phép và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo đúng quy định.
(Chinhphu.vn) - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định, tên của chủ giấy phép tài nguyên nước đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép thì thuộc trường hợp cấp lại giấy phép.
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
(Chinhphu.vn) – Theo quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.
(Chinhphu.vn) – Theo quy định, khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, đơn vị hành chính sự nghiệp, phòng cháy, chữa cháy… không thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
(Chinhphu.vn) – Công ty của ông Bùi Quang Khanh (Đồng Tháp) được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước dưới đất từ ngày 18/7/2013, thời hạn 5 năm. Do thiếu sót trong việc theo dõi thời hạn nên khi giấy phép hết hạn, công ty vẫn tiếp tục khai thác nước dưới đất.
(Chinhphu.vn) - Năm 2018, đơn vị của ông Đỗ Thanh Tùng (Hòa Bình) đưa vào sản xuất nhà máy nước với công suất trên giấy cấp quyền khai thác là 3.000m 3 /ngày đêm và mức đóng phí là 137 triệu đồng/năm.
(Chinhphu.vn) - Sau một năm triển khai thi hành Nghị định 82/2017/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cho 265 công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước (chủ yếu là thủy điện), với tổng số tiền 6.554 tỷ đồng.
(Chinhphu.vn) – Việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép không phụ thuộc vào việc thanh toán tiền giữa tổ chức, cá nhân và EVN CPC.
(Chinhphu.vn) – Tất cả công trình đã khai thác, sử dụng nước từ nguồn nước (bao gồm cả công trình thủy lợi) trước ngày Luật Tài nguyên nước 2012 có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2013) phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
(Chinhphu.vn) – Công ty TNHH ABC được biết, theo Nghị định 82/2017/NĐ-CP thì các đơn vị khai thác nước dưới đất phải thực hiện kê khai và nộp tiền cấp quyền khai thác nước. Công ty TNHH ABC cũng thuộc đối tượng phải kê khai và nộp tiền cấp quyền khai thác nước dưới đất.
(Chinhphu.vn) – Công ty của ông Phan Thế Thuận (Cần Thơ) nhận được thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Công ty ông đồng thuận về chủ trương này, nhưng công ty có một số vướng mắc về chế độ khai thác, đối tượng kê khai đề nghị cơ quan chức năng giải đáp.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật "Thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ không hoàn lại, với tổng kinh phí 800.000 USD.