Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Bùi Minh Hải (Gia Lai) hỏi, người dân cần chấp hành theo quy định nào, và việc xử phạt được áp dụng như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2013:
Hành lang đường bộ không tính từ mép đường ra 13 m như ý kiến phản ánh, mà bề rộng hành lang an toàn đường bộ có mép phía ngoài cùng được tính từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên 15 m (gồm 2 m phần đất bảo vệ bảo trì và 13 m hành lang an toàn đường bộ).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13:
"2. Căn cứ quy định về phạm vi của hành lang bảo vệ công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi có công trình xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ an toàn cụ thể và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình phê duyệt; đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình biết để phối hợp bảo vệ hành lang an toàn công trình".
Như vậy, giới hạn hành lang an toàn đường bộ của Quốc lộ 14 do UBND tỉnh Gia Lai ban hành là phù hợp quy định hiện hành và là cơ sở để xác định, xử lý các vi phạm về hàng lang an toàn đường bộ của Quốc lộ 14 đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai.
Chinhphu.vn