• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ xác định khối lượng xe ô tô nhập khẩu

(Chinhphu.vn) – Trường hợp xe ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp có khác nhau về vận tốc tối đa theo thiết kế thì việc xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô được căn cứ vào khả năng chịu tải tối đa của lốp xe tương ứng với vận tốc tối đa theo thiết kế của xe là đúng quy định.

31/07/2020 07:02

Ngày 25/2/2020, doanh nghiệp A đã nhập khẩu lô 5 xe GUERTE, model: GT3600 tải trọng thiết kế 65 tấn và được Cục Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, với tải trọng 50,415 tấn.

Ngày 22/5/2020, doanh nghiệp tiếp tục nhập lô 10 xe GUERTE, model: GT3600 (với thông số kỹ thuật như lô 5 xe trên).

Ngày 2/6/2020, toàn bộ lô 10 xe đã được cán bộ đăng kiểm hoàn tất kiểm tra và doanh nghiệp đã bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. 

Ngày 18/6/2020, doanh nghiệp nhận được phản hồi của Cục Đăng kiểm (Đội Kiểm tra chất lượng XCG KV1) với yêu cầu lô 10 xe nhập khẩu trên tiếp tục hạ tải xuống còn 40 tấn (với lý do lần 1 chưa kiểm tra kỹ về trọng tải lốp và tốc độ).

Doanh nghiệp A hỏi, việc kiểm tra, kiểm định không đồng nhất đối với các lô xe của doanh nghiệp như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Về nguyên tắc, việc xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô được căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, kết cấu xe thực tế nhập khẩu và đáp ứng được quy định tại các Quy chuẩn quốc gia có liên quan, trong đó phải xem xét đến khả năng chịu tải của lốp và cấp tốc độ hoặc vận tốc tối đa của xe. Yêu cầu này được quy định tại Mục 2.3.2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô”.

Riêng đối với trường hợp ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp, một trong các căn cứ để xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô là tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất lốp do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển thương mại JBC cung cấp, trong đó nêu rõ về khả năng chịu tải tối đa của lốp xe tại các cấp độ khác nhau.

Do đó, trường hợp xe ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp có khác nhau về vận tốc tối đa theo thiết kế thì việc xác định khối lượng toàn bộ và khối lượng hàng chuyên chở của xe ô tô được căn cứ vào khả năng chịu tải tối đa của lốp xe tương ứng với vận tốc tối đa theo thiết kế của xe là đúng quy định.

Đối với 2 lô hàng của doanh nghiệp nêu trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu với khối lượng toàn bộ là 50.415 kg.

Chinhphu.vn