• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn An (Nam Định), ngày 9/7/2019, Bộ Y tế có Công văn số 3928/BYT-K2ĐT về việc dừng đào tạo định hướng chuyên khoa. Công văn đã gây ra khó khăn trong hoạt động khám chữa bệnh và đào tạo bác sĩ. Công văn còn đề cập việc dừng chương trình này thay bằng chương trình 15 tín chỉ (tương đương tối thiểu 6 tháng học tập trung).

25/07/2023 14:02

Sau đó 3 tháng, các trường đại học thẩm định và mở các chương trình đào tạo cơ bản. Ông An hỏi, chương trình đào tạo này có giống chương trình nêu trong Công văn số 3928/BYT-K2ĐT không? Chương trình đào tạo cơ bản giống hệt chương trình định hướng chỉ là đổi tên để thẩm định, tại sao lại không được công nhận? Tại sao một chương trình đã được Bộ Y tế thẩm định, được cấp mã ngành đào tạo lại không có giá trị pháp lý? 

Công văn số 787/KCB-BYT ngày 2/2/2021 và Thông tư số 21/2020/TT-BYT hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh đa khoa cho các bác sĩ tốt nghiệp sau ngày 15/1/2021, vậy, các bác sĩ tốt nghiệp trước ngày 15/1/2021 phải làm như thế nào khi đã công tác tại các bệnh viện chuyên khoa (các bệnh viện này không thể thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa rồi thi bác sĩ chuyên khoa 1 được)?

Tại Thông báo số 611/TB-BYT ngày 7/5/2021 thông báo kết luận cuộc họp về văn bằng chứng chỉ bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bác sĩ có nội dung, bác sĩ có các chứng chỉ chuyên khoa 6 tháng trở lên cấp trước ngày 31/12/2020 thì được cấp chứng chỉ hành nghề. Thông báo đã một phần giải quyết được các vướng mắc cho các bác sĩ đang bị kẹt giữa các văn bản trên, nhưng sau đó lại không có hướng dẫn thực hiện.

Đây là vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm nay, ông An đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định lại chương trình của các trường đại học y và khẩn trương công nhận các chứng chỉ này, làm cơ sở tiếp tục cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa cho các bác sĩ. Nghiên cứu lại nội dung cuộc họp theo Thông báo số 611/TB-BYT để hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề theo nội dung cuộc họp. Trước mắt, tạo điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện chuyên khoa từ trước ngày 15/1/2021.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2019/TT-BYT về việc quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong Thông tư đã quy định rõ về nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề (phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).

Tại Khoản 3 Điều 4, phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề bác sĩ quy định: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sĩ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách. 

Theo quy định hiện nay, để được bổ sung hoặc thay thế một phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa khác cần phải có văn bằng chuyên môn tương ứng (chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc có chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa được tuyển sinh đào tạo trước ngày 9/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn.

Chinhphu.vn