• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ ưu đãi người có công được điều chỉnh theo từng thời kỳ

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh An Giang, Bình Thuận, Tiền Giang, Bắc Giang, Bình Phước, Cà Mau, TP. Đà Nẵng gửi đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII về chính sách đối với người thờ cúng liệt sĩ, thương binh; chế độ thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

15/07/2016 10:02

Cử tri tỉnh An Giang, TP. Đà Nẵng đề nghị quan tâm, xem xét thực hiện cấp thẻ BHYT cho những người đang trực tiếp thờ cúng liệt sĩ là thân nhân thứ yếu của liệt sĩ và bổ sung quy định về việc duy trì chế độ đối với người tiếp tục kế thừa việc thờ cúng liệt sĩ.

Bộ LĐTBXH trả lời: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng chỉ quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (cha mẹ, vợ chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ-những người trực tiếp có quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với liệt sĩ).

Quy định như trên là phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tổng thể mặt bằng chính sách xã hội nói chung hiện nay, chưa có điều kiện để giải quyết trợ cấp ưu đãi đối với những người không phải là thân nhân chủ yếu của liệt sĩ.

Cử tri tỉnh Bắc Giang đề nghị bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết như thế nào khi có tranh chấp việc thờ cúng liệt sĩ để bảo đảm chế độ chính sách, tránh trường hợp gia đình không hòa thuận được thì không ai được nhận chế độ thờ cúng liệt sĩ.

Bộ LĐTBXH trả lời: Theo Điều 10, Điều 11 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ, trong đó việc giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ rất đơn giản, chỉ cần Biên bản họp của gia đình, họ tộc giao cho một người đại diện nhận trợ cấp thờ cúng. Như vậy, người thờ cúng phải là người được gia đình, họ tộc thống nhất uỷ quyền.

Quy định như trên là phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc. Đối với việc một số gia đình liệt sĩ có mâu thuẫn, không làm được thủ tục uỷ quyền, đề nghị chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở có tác động để gia đình xử lý những mâu thuẫn này. Chính sách ưu đãi người có công không thể đặt ra những quy định để giải quyết những trường hợp cá biệt như trên.

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị nghiên cứu tăng mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ để bảo đảm cho việc thờ cúng liệt sĩ được đầy đủ và trang nghiêm hơn.

Bộ LĐTBXH trả lời: Trước ngày 1/1/2013, văn bản pháp quy không quy định chế độ trợ cấp thờ cúng hàng năm. Tiếp thu ý kiến cử tri và đại biểu Quốc hội, từ ngày 1/1/2013, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định, “Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần”.

Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Ngày 9/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, trong đó quy định, liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức 500.000 đồng/tháng. Đây là khoản hỗ trợ việc thờ cúng liệt sĩ đối với người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, không phải trợ cấp bảo đảm cuộc sống cho người thờ cúng.

Quy định như trên là phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tổng thể mặt bằng chính sách xã hội nói chung hiện nay.

Chưa có cơ sở thực hiện chính sách cho người thờ cúng thương binh

Cử tri tỉnh Cà Mau đề nghị Nhà nước xem xét cho người thờ cúng thương binh được hưởng chế độ lễ tết như người thờ cúng liệt sĩ.

Bộ LĐTBXH trả lời: Hàng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 Chủ tịch nước đều có quà tặng một số đối tượng có công với cách mạng.

Chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được xây dựng căn cứ theo mức độ cống hiến, hy sinh của mỗi diện đối tượng, cân đối trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, do đó chưa có cơ sở để thực hiện chính sách cho người thờ cúng thương binh như kiến nghị của cử tri.

Cử tri tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang đề nghị xem xét, giải quyết chế độ thờ cúng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi từ trần giống như chế độ thờ cúng liệt sĩ.

Bộ LĐTBXH trả lời: Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi, bổ sung), trong số các đối tượng người có công thì liệt sĩ là người đã trực tiếp hy sinh bản thân vì Tổ quốc. Vì vậy, riêng đối với liệt sĩ, chính sách ưu đãi người có công có những quy định về lễ an táng, truy điệu liệt sĩ, xây dựng, quản lý các công trình liệt sĩ và chế độ thờ cúng liệt sĩ hàng năm.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi còn sống được hưởng các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ và chế độ ưu đãi đối với danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng như các đối tượng người có công khác (cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến, thương binh,…) từ trần thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp một lần theo quy định hiện hành là phù hợp.

Trong điều kiện ngân sách của Nhà nước hiện nay và để bảo đảm cân đối hài hòa với các đối tượng người có công khác như lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh..., do đó chưa có điều kiện để quy định trợ cấp đối với người thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chinhphu.vn