Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Chồng của bà Nguyễn Thị Tân (Quảng Nam) tham gia cách mạng, là thương binh loại 3, tỷ lệ thương tật 51%, mất sức lao động 75%, hưởng chế độ mất sức lao động.
(Chinhphu.vn) – Bác của ông Nguyễn Văn Vũ (Nghệ An) nhập ngũ năm 1960, bị thương năm 1967. Năm 1968 bác ông được giám định thương tật, tỷ lệ 21% và nhận trợ cấp từ năm 1969, nhưng đến năm 1980 thì bị cắt trợ cấp do sai tên trong các giấy tờ.
(Chinhphu.vn) - Gia đình ông Nguyễn Văn Hậu (Hà Tĩnh) có 3 thế hệ là người có công với cách mạng. Bản thân ông Hậu là thương binh, vợ ông là người tàn tật và em của ông là liệt sĩ (ông Hậu là người thờ cúng liệt sĩ).
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Lê Thị Tuyết Mai (TPHCM) năm nay 81 tuổi nhưng chưa được hưởng trợ cấp người cao tuổi, do đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 2/4. Bà Mai hỏi, bố của bà có được hưởng thêm trợ cấp người cao tuổi không? Có được truy thu những năm chưa hưởng trợ cấp người cao tuổi không?
(Chinhphu.vn) – Ông Trần Thanh Tùng (Hà Nội) là thương binh, vẫn đang công tác. Theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ông thuộc diện được hưởng chế độ điều dưỡng 2 năm/1 lần. Ông có đăng ký và được cơ quan ra quyết định hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Viết Lượng (Hà Tĩnh) tham gia chống Mỹ cứu nước từ năm 1970. Năm 1977, ông bị thương, đã được cấp giấy chứng nhận thương bệnh binh và được tặng nhiều bằng khen, huy chương. Ban liên lạc cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên xác nhận ông đã từng chiến đấu công tác tại chiến trường Trị Thiên và tặng kỷ niệm chương của Quân khu.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Văn Bi (Bình Thuận) tham gia quân đội từ năm 1971 đến năm 1976, trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Miền Nam ngày 30/4/1975. Ông Bi được đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giám định và giải quyết chế độ thương binh.
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Lê Thị Xoan (Quảng Bình) là bộ đội nghĩa vụ quốc tế, bị thương nhưng bị mất giấy ra viện nên không được hưởng chế độ thương binh. Năm 2022, bố của bà được đơn vị xác nhận bị thương khi đang chiến đấu, có tên trong sổ lưu quân nhân bị thương.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Thành (Hà Nội) là thương binh hạng 4/4, có 13 năm 2 tháng công tác thực tế, được nghỉ hưởng chế độ mất sức lao động từ tháng 5/1980. Ông Thành hỏi, tháng 2/1995 ông xin thôi hưởng chế độ mất sức lao động để hưởng chế độ thương binh thì nay ông có được đề nghị hưởng lại chế độ mất sức lao động không?
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Trương Thị Ngọc Châu (Lâm Đồng) tham gia kháng chiến tại chiến trường K với thời gian 1 năm 8 tháng, ra quân ngày 31/1/1983. Bố của bà mất sức lao động tỷ lệ 31%, loại B, thủng màng nhĩ tai trái. Bà Châu hỏi, bố của bà có được công nhận là thương binh không?
(Chinhphu.vn) – Ông Trương Văn Khuyên (Thanh Hóa) là thương binh, hưởng trợ cấp mất sức từ năm 1990. Tháng 3 vừa qua ông mới biết đến chính sách đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và làm đơn xin hưởng chế độ thương binh.
(Chinhphu.vn) – Sau khi xuất ngũ, ông Trương Đức Việt (Hà Nam) được hưởng chế độ bệnh binh. Năm 2005, ông được cấp Giấy chứng nhận thương binh và ông được chuyển sang hưởng theo chế độ này.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Trần Đức Minh (Quảng Trị) là thương binh hạng 2. Trước đây, mẹ ông Minh là người chăm sóc bố. Năm 2009, mẹ ông mất. Ông Minh và các anh em trong gia đình là người nuôi dưỡng, chăm sóc bố. Hiện ông Minh và các anh em đều trên 60 tuổi. Ông hỏi, khi bố ông mất thì các con được nhận những chế độ gì, có được trợ cấp tuất hằng tháng không, và thủ tục thế nào?
(Chinhphu.vn) – Ông Ngô Tiến H. là thương binh có hộ khẩu tại phố Yết Kiêu, TP. Hà Nội nhưng đang sinh sống tại Mê Linh, TP. Hà Nội. Ông H. hỏi, chế độ hỗ trợ đối với thân nhân khi thương binh chết được quy định thế nào? Thân nhân có cần đi tới nơi thương binh có hộ khẩu để nhận chế độ không?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Đinh Ngọc Mạnh (Đồng Nai) sinh năm 1951, có 12 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ, hiện hưởng chế độ bệnh binh tỷ lệ 62%. Trong giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 62%, tỷ lệ thương binh 31% .
(Chinhphu.vn) – Ông Đoàn Thế Lợi (Hà Nội) là thương binh hạng 4/4, đang hưởng trợ cấp ưu đãi 1.094.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, theo ông thủ tục thanh toán như hiện nay đã gây không ít phiền toái cho người được hưởng và làm giảm đi giá trị nhân văn của chính sách.
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Văn Vụ (TP. Hà Nội) là thương binh hạng 4/4 đang hưởng trợ cấp thương tật tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông Vụ hỏi, nay ông chuyển hộ khẩu lên TP. Hà Nội để ở thì cần làm những thủ tục gì để di chuyển hồ sơ hưởng trợ cấp thương tật?
(Chinhphu.vn) – Ông Đinh Văn San (Thái Bình) đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 1/4. Ngoài ra ông có một quyết định mất sức lao động do Hội đồng giám định y khoa Đoàn 253, Quân khu 3 cấp trước năm 1977. Vậy ông có được hưởng thêm chế độ bệnh binh không? Nếu được thì ông phải làm gì?
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Xuân Sáng (Thái Bình) là thương binh hạng 3/4, mất 40% sức lao động. Nhà ông bị thu hồi gần hết đất ở do nằm trong dự án mở rộng đường và được bố trí tái định cư. Gia đình ông Sáng đã làm đơn xin miễn giảm số tiền sử dụng đất tái định cư và được UBND tỉnh chấp thuận.
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Trương Thị Trang (Quảng Nam) được cấp chứng nhận thương bệnh binh loại 2/3 năm 1982. Sau khi xác nhận lại thương tật thì được cấp lại 1 thẻ thương binh loại 1/4. Tuy nhiên, tất cả giấy tờ chứng nhận để được hưởng chế độ đều là thương bệnh binh loại 2/3.
(Chinhphu.vn) – Ông Phạm Xuân Thanh (Nam Định) là thương binh hạng 3/4, tỷ lệ thương tật 51%. Năm 1987, Hội đồng y khoa kết luận ông mất sức lao động 64%, trong đó đã gộp cả tỷ lệ thương tật 51%. Ông Thanh hỏi, trường hợp của ông được hưởng những chế độ gì?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Quốc Việt (Bình Thuận) là thương binh. Năm 1991, ông nghỉ việc, hưởng chế độ mất sức lao động, tuy nhiên lại bị cắt trợ cấp thương tật. Năm 1996, ông được chuyển sang hưởng chế độ thương tật thì lại bị cắt trợ cấp mất sức lao động.
(Chinhphu.vn) - Ông Hạ Như Ngọc (Vĩnh Phúc) là thương binh hạng 3/4. Nhà của ông xây dựng từ năm 1994 nay xuống cấp trầm trọng. Ông đã làm đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở gửi bộ phận Lao động – Thương binh và Xã hội của xã từ tháng 10/2021, tuy nhiên chỉ nhận được câu trả lời là đợi cấp trên giải quyết.
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Sang hỏi, thương binh 81% từ trần thì người chăm sóc và thân nhân có được hưởng chế độ gì không? Nếu được thì hưởng chế độ một lần hay hằng tháng? Cần phải có những giấy tờ, thủ tục như thế nào?