Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;".
Ông Đỗ Thành Nhân (An Giang) hỏi, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu tư vấn giám sát thi công xây lắp (Thời gian thực hiện dự kiến là 12 tháng), giá gói thầu tư vấn giám sát có bao gồm chi phí dự phòng không? Chi phí dự phòng áp dụng ở đây là dự phòng trượt giá hay dự phòng rủi ro về khối lượng?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu, khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế.
Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.
Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Theo đó, chi phí dự phòng thực hiện theo quy định nêu trên.
Chinhphu.vn