• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có chi trả trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài?

(Chinhphu.vn) – Công ty ông Hoàng Phương (Hà Nội) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Công ty có 5 lao động nước ngoài do công ty mẹ gửi sang theo hình thức di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp.

14/06/2021 07:02

Công ty ông Phương không ký hợp đồng lao động, không đóng BHXH, BHYT cho các lao động này, chỉ có quyết định của giám đốc thực hiện chi trả lương, thưởng bằng chi phí của công ty ông.

Nay, 5 người lao động sẽ nghỉ việc theo thỏa thuận của công ty và người lao động, đồng thời được sự đồng ý của công ty mẹ. Ông Phương hỏi, công ty ông có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho những lao động nước ngoài này không? Nếu có thì chi phí này được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và người lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước đã thành lập hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

Như vậy công ty phải làm thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động nếu di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên.

Công ty không ký hợp đồng lao động với người nước ngoài nên không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 43 của Bộ luật Lao động năm 2019 về trợ cấp thôi việc.

Chinhphu.vn