• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có giấy hẹn tái khám được hưởng BHYT như đúng tuyến

(Chinhphu.vn) – Ông Lê Hoàng Long (TP. Hồ Chí Minh) có thẻ BHYT hưu trí, nơi khám, chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Vừa qua, ông đi cấp cứu tại Bệnh viện này, sau đó được Bệnh viện chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược. Khi xuất viện, bác sĩ hẹn tái khám.

11/09/2016 10:02

Ông Long hỏi, khi tái khám ông có phải trả chi phí khám bệnh trái tuyến không? Ông cần làm thủ tục gì để được khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đại học Y Dược?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:

Theo Khoản 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, người tham gia BHYT đến khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phải xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, giấy hẹn của bác sĩ… Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Căn cứ tình trạng bệnh của người bệnh đến khám lại bác sĩ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại cho người bệnh.

Vì vậy. nếu ông Long đã được Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hẹn tái khám sau đợt chuyển viện của Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì ông chỉ cần đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để khám mà không cần đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để chuyển tuyến.

Không có quy định số lần hẹn tái khám của bác sĩ tuyến trên mà tùy bác sĩ điều trị quyết định hẹn tái khám. Nếu có giấy hẹn tái khám thì ông không cần đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định mà đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh thì sẽ được giải quyết đúng tuyến.

Chinhphu.vn