Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Phương T. đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu là Trung tâm y tế huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Vừa qua, bà T. đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM và được chẩn đoán là viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm-viêm họng. Bà T. hỏi, bà có thể sử dụng thẻ BHYT không và mức hưởng BHYT của bà là bao nhiêu %?
(Chinhphu.vn) - Em của bà Hoàng Phương Anh năm nay 11 tuổi, có BHYT hộ nghèo, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Hưng Yên. Em của bà hiện tạm trú tại TP. Hải Phòng. Bà Phương Anh hỏi, khi em bà đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện ở nơi tạm trú thì có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh không?
(Chinhphu.vn) - Bà Thu Anh (TP. Hà Nội) là con liệt sĩ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tỉnh Hà Nam. Bà Thu Anh hỏi, bà muốn đi khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TP. Hà Nội) thì có được coi là trái tuyến không? Thẻ BHYT của bà có được sử dụng tại Bệnh viện 108 không?
(Chinhphu.vn) - Bà Trương Thị Thịnh (TPHCM) đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Bà mới phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh, bà khám tại Viện Tim TPHCM không dùng thẻ BHYT và được hẹn tái khám để hội chuẩn mổ tim. Bà Thịnh hỏi, bà làm thế nào để có thể mổ tim tại Viện Tim TPHCM mà được hưởng BHYT đúng tuyến?
(Chinhphu.vn) - Ông Lê Lương Ngọc (tỉnh Cần Thơ) có thẻ BHYT mã số HT1, nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện tuyến Trung ương. Ông Ngọc hỏi, ông đi khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh ông có được BHYT thanh toán 100% chi phí không?
(Chinhphu.vn) – Người tham gia BHYT được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
(Chinhphu.vn) – Trường hợp đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT thì phần chi phí bệnh nhân đã thanh toán trước đó không thuộc phạm vi thanh toán lại theo quy định.
(Chinhphu.vn) – Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, cử tri TP. Hải Phòng đề nghị Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn đồng bộ một số nội dung theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.
(Chinhphu.vn) – Bà Trần Thị Phượng (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Tân Phú, TPHCM, sau đó ra tỉnh Thừa Thiên-Huế, đến Bệnh viện huyện Phú Vang xin giấy chuyển viện sinh con tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế.
(Chinhphu.vn) – Bà Bùi Thị Nụ đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Thanh Nhàn, TP. Hà Nội. Bà chuẩn bị về quê tại tỉnh Hải Dương để sinh con. Vậy bà có được hưởng BHYT khi sinh con tại bệnh viện tuyến huyện không? Nếu có thì cần giấy tờ gì?
(Chinhphu.vn) – Bà Thu Trà (TP. Hà Nội) đăng ký khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Vinmec, nay muốn sinh con ở Bệnh viện Bạch Mai. Bà Trà hỏi, bà có được hưởng BHYT đúng tuyến không? Bà cần làm thủ tục gì?
(Chinhphu.vn) - Bà Lê Thị Ngân làm việc tại tỉnh Hưng Yên, có hộ khẩu tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đăng ký BHYT tại Bệnh viện huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Bà Ngân hỏi, bà có thể sinh con theo chế độ BHYT tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương được không? Tỷ lệ hưởng BHYT thế nào và có cần xin Giấy chuyển viện không?
(Chinhphu.vn) – Bố đẻ của bà Nguyễn Phương (TPHCM) muốn tán sỏi thận nội soi bằng laser tại Bệnh viện Bình Dân, nhưng bố bà đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Thống Nhất. Bà Phương hỏi, bố bà có được BHYT chi trả không? Việc chuyển viên trong trường hợp này có đúng tuyến không?
(Chinhphu.vn) – Bà Trịnh Thùy Anh đăng ký thẻ BHYT tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba (TP. Hà Nội). Do Bệnh viện không có khoa sản nên bà được chuyển BHYT được chuyển sang Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Bà Anh hỏi, nếu bà sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa thì có được hưởng 100% quyền lợi BHYT không? Nếu được thì thủ tục thế nào?
(Chinhphu.vn) – Thẻ BHYT của bà Thu Thảo ghi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện đa khoa huyện EaH'Leo, tỉnh Đắk Lắk. Hiện bà Thảo thuê trọ tại TP. HCM, công việc không cố định. Bà Thảo hỏi, bà khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Quận 8 thì có được hưởng 100% BHYT không? Có cần giấy xác nhận đăng ký tạm trú không?
(Chinhphu.vn) – Gia đình ông Lý Lâm (Cà Mau) sống ở vùng đặc biệt khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ BHYT. Mẹ ông bị bệnh và muốn lên TP. Hồ Chí Minh kiểm tra lại sức khỏe, trường hợp này mẹ ông có được hưởng BHYT không? Khi khám, chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh mẹ ông được hưởng BHYT như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Hoàng Long (TP. Hồ Chí Minh) có thẻ BHYT hưu trí, nơi khám, chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Vừa qua, ông đi cấp cứu tại Bệnh viện này, sau đó được Bệnh viện chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược. Khi xuất viện, bác sĩ hẹn tái khám.