• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có phải đóng BHXH khoản phụ cấp không theo mức cụ thể?

(Chinhphu.vn) – Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động sẽ không phải đóng BHXH.

06/04/2020 09:02

Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể sẽ không phải tính đóng BHXH

Để khuyến khích nhân viên trong Công ty luôn biết ngoại ngữ, Công ty ông Trần Anh Đức (Vĩnh Phúc) hiện đang chi trả các khoản chế độ và phúc lợi, áp dụng chung cho toàn bộ nhân viên trong Công ty với điều kiện là sẽ có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tương ứng với các trình độ kể cả không sử dụng trong công việc.

Cụ thể, trong tiếng Nhật có các cấp độ như N5, N4, N3, N2, N1, bất kỳ nhân viên nào thi đạt chứng chỉ đã tham gia thì sẽ được nhận loại trợ cấp tương ứng với trình độ mình đạt được theo cấp chứng chỉ, ngoài khoản tiền quy định trả cho nhân viên dựa theo chứng chỉ sẽ có khoản nói tiếng Nhật theo thực tế đánh giá từ người Nhật qua cách nói chuyện hoặc bài kiểm tra..

Khoản tiền liên quan đến tiếng Nhật này sẽ áp dụng chung cho tất cả nhân viên và khoản tiền này sẽ coi là khoản phúc lợi, được chi trả hàng tháng cùng với kỳ nhận lương và sẽ được nhận 100% theo mức đã quy định nếu như trong tháng làm việc đó nhân viên có số ngày làm việc trong 1 tháng từ 10 ngày trở lên; nếu nhân viên làm việc dưới 10 ngày thì khoản trợ cấp đó sẽ không nhận đủ và được tính theo Công thức = Tổng số tiền/ Số ngày công đi làm trong tháng x Số ngày công thực tế đi làm.

Ông Đức hỏi, khoản tiền mà Công ty chi trả hàng tháng cho nhân viên, kể cả trường hợp chi trả đầy đủ 100% hoặc không chi trả 100% do không đạt số ngày đi làm trong tháng là 10 ngày thì Công ty có phải đóng BHXH không?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trả lời như sau:

Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, BHYT quy định: Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Các khoản sau sẽ không phải đóng BHXH: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động theo Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, trong trường hợp Công ty của ông Trần Anh Đức chi trả khoản phụ cấp tiếng Nhật không xác định mức tiền cụ thể trong mỗi kỳ trả lương mà khoản tiền nhận được dựa trên số ngày công đi làm và thực tế đánh giá từ người Nhật qua cách nói chuyện hoặc bài kiểm tra và là khoản không cố định nên khoản phụ cấp này Công ty không phải đóng BHXH cho người lao động.

Chinhphu.vn