• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ quan nào lập hồ sơ xác nhận thương binh?

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Hồng Sơn (Quảng Nam) sinh năm 1928, khi đi du kích khai sinh năm 1924. Năm 1953, ông bị thương, sau đó tập kết ra Bắc. Năm 1990, ông Sơn về quê Quảng Nam, được thủ trưởng đơn vị và đồng đội xác nhận bị thương, cán bộ xã xác nhận đầy đủ hồ sơ và gửi lên huyện.

05/10/2018 11:02

Tuy nhiên, hồ sơ của ông Sơn bị trả về với lý do không đủ giấy tờ và cần bổ sung giấy ra viện; giấy xác nhận công chức.

Sau nhiều lần làm lại hồ sơ, nay trường hợp của ông vẫn chưa được giải quyết do không thống nhất về năm sinh. Ông Sơn muốn biết, hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh của ông có làm được không? Nếu được thì phải làm thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp giấy chứng nhận bị thương.

Theo nội dung đơn trình bày, ông Nguyễn Hồng Sơn bị thương năm 1953 khi tham gia lực lượng quân đội do cơ quan quân đội lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị xác nhận thương binh.

Do vậy, đề nghị ông gửi đơn đến Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng để được xem xét.

Chinhphu.vn