• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có thể đề xuất bổ sung danh mục công việc nặng nhọc, độc hại

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam hỏi, Công ty có thể báo tên công việc của ngành nghề khác trong danh mục mà pháp luật quy định nhưng tương tự giống ngành da giầy đến cơ quan BHXH để người lao động được hưởng đúng quyền lợi không?

09/02/2019 09:02

Trong quá trình thực hiện các quy định liên quan đến danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam (Thanh Hóa) gặp vướng mắc sau:

Ngành sản xuất da giầy có rất nhiều công việc, công đoạn khác nhau, trong đó có rất nhiều chức danh công việc chưa có trong danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, Công ty đã dựa vào phần mô tả công việc của những ngành nghề khác nhau để phân loại công việc nặng nhọc, độc hại.

Đồng thời, khi người lao động tham gia BHXH, tiền lương đóng BHXH cho người lao động đã bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại nhưng chức danh lại không phù hợp với quy định của pháp luật nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH của người lao động như: Ốm đau, hưu trí…

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam hỏi, Công ty có thể báo tên công việc của ngành nghề khác trong danh mục mà pháp luật quy định nhưng tương tự giống ngành da giầy đến cơ quan BHXH để người lao động được hưởng đúng quyền lợi không?

Về vấn đề này Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định, người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo Thông tư này và Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và BHXH quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với một số công việc thuộc lĩnh vực da giầy chưa có trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo các Quyết định và Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Công ty lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương rà soát, tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, bổ sung.

Chinhphu.vn