• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Văn Hưng (hungsgdqn@y...) trước đây là công chức thuộc cấp Sở, có 17 năm công tác. Tháng 8/2010 ông xin thôi việc và chuyển sang doanh nghiệp nhưng ông không được hưởng chế độ thôi việc. Ông Hưng hỏi, ông có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc không và nếu được thì cơ quan nào chi trả?

04/02/2014 08:11
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Hưng như sau:

Ngày 27/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2010. Trợ cấp thôi việc quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1/1/2010.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc; thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc; nguồn kinh phí để trả trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.

Theo đó, công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng một tháng lương hiện hưởng.

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:

- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

- Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động.

- Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai.

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức.

- Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Thời gian làm việc quy định nêu trên, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:

- Dưới 3 tháng thì không tính.

- Từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng ½ năm làm việc.

- Từ trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng 1 năm làm việc.

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc

Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.

Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:

- Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Hưng có thời gian 17 năm là công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (công chức cấp Sở). Tháng 8/2010, ông xin thôi việc, chuyển sang doanh nghiệp làm việc theo nguyện vọng, đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP, thì ông Hưng thuộc đối tượng hưởng chế độ thôi việc. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Ông Hưng có thể làm đơn đề nghị cơ quan đã đồng ý cho ông thôi việc, giải quyết cho ông được truy lĩnh chế độ trợ cấp thôi việc đối với công chức.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.