• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đã có cơ chế khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên

(Chinhphu.vn) - Cử tri tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu phát triển mở rộng các nguồn cát thay thế (cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng, cát lợ, cát biển…) theo nội dung tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm từng bước thay thế, giảm áp lực cho việc khai thác cát sông tự nhiên hiện nay.

05/01/2023 08:02

Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Đồng Tháp như sau:

Nhu cầu vật liệu thay thế cát tự nhiên (cát sông) của cả nước ngày càng tăng, trong đó nhu cầu sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên để phục vụ cho các Dự án trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2, Sân bay Long Thành và một số dự án phát triển kinh tế xã hội tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng giai đoạn từ nay đến 2025 và 2030 rất lớn, ước tính khối lượng dự kiến lên tới 100 triệu m3.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất cát nghiền thay thế cát tự nhiên tại những địa phương có mỏ đá xây dựng nhằm kết hợp tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, giảm bớt áp lực nguồn cát tự nhiên, đẩy mạnh việc xử lý tro xỉ là vật liệu san lấp, vật liệu tái chế từ chất thải ngành xây dựng và công nghiệp.

Khai thác nguồn cát biển thay thế cát sông

Ngoài ra, để kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng cát biển thay thế cát tự nhiên phục vụ các dự án của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện Dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long", trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên cơ sở đó đã lựa chọn vị trí có tiềm năng khai thác nguồn cát biển thay thế cát tự nhiên và bảo đảm hiệu quả kinh tế là vùng biển Sóc Trăng, với tài nguyên dự báo (cấp 334) khoảng 13,9 tỷ m3, phân bố ở 6 vùng; trong đó có 335 triệu m3 có thể làm cát bê tông, số còn lại có thể sử dụng làm cát xây trát và vật liệu san lấp.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu ngày càng tăng phục vụ cho các công trình trọng điểm quốc gia, việc phát triển vật liệu thay thế là nhu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai. Bộ Xây dựng đã thực hiện một số nội dung sau:

Chỉ đạo các cơ quan liên quan, tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, sử dụng vật liệu thay thế có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng cát tự nhiên khai thác từ lòng sông để làm vật liệu san lấp, sử dụng cát tự nhiên tiết kiệm có hiệu quả; đặc biệt sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên.

Tiếp tục rà soát tiêu chuẩn sản phẩm cát nghiền đã có để phù hợp với thực tế (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9205:2012 cát nghiền cho bê tông và vữa); ban hành Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, trong đó có tiêu chuẩn cát nghiền.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức đối với cát nghiền, vật liệu thay thế cát tự nhiên; hoàn thiện các đề tài, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cát nhiễm mặn (cát biển) cho bê tông và vữa, tiêu chuẩn quốc gia vật liệu san lấp tái chế từ phế thải phá dỡ công trình; nghiên cứu công nghệ tuyển rửa cát biển, phụ gia sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng nhằm thay thế cát tự nhiên (cát sông); nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn, định mức xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; tăng cường nghiên cứu đa dạng hóa các chủng loại vật liệu thay thế, góp phần đáp ứng cung cầu nguồn vật liệu xây dựng. 

Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân sản xuất và sử dụng các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên dùng trong san lấp và công trình xây dựng.

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về vật liệu cát biển và các loại vật liệu thay thế cát tự nhiên.

Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư trong việc thực hiện các cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý để đẩy mạnh sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên.

Chinhphu.vn