Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Công ty đã hoàn thành một phần khối lượng theo phạm vi giải phóng mặt bằng và đã được nghiệm thu, thanh toán ngày 29/12/2021. Tuy nhiên, từ ngày 30/12/2021, công trình phải tạm dừng thi công do không giải phóng được mặt bằng và chủ đầu tư cũng chưa trả lời được thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Ngày 18/2/2022, công ty của ông Kiên đã có văn bản gửi chủ đầu tư đề nghị rút toàn bộ nhân sự chủ chốt và máy móc, thiết bị để thực hiện những nhiệm vụ khác của công ty và cam kết trong trường hợp giải phóng được mặt bằng phần diện tích còn lại và đủ điều kiện cho nhà thầu thi công trở lại thì nhà thầu sẽ cam kết huy động đầy đủ máy móc, thiết bị và nhân sự chủ chốt (trong trường hợp các nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu này chưa bảo đảm thời gian để tiếp tục thực hiện gói thầu thì nhà thầu sẽ thay thế bằng nguồn nhân sự có trình độ và năng lực tương đương) nhằm bảo đảm tiến độ và chất lượng thi công công trình và đã được chủ đầu tư ra văn bản chấp thuận.
Ngày 16/3/2022, công ty ông Kiên trúng thầu gói thầu khác với chủ đầu tư là ban quản lý dự án của một huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang. Năng lực nhân sự và máy móc, thiết bị của gói thầu này được công ty ông huy động từ gói thầu vướng giải phóng mặt bằng không thi công được (cho đến hiện tại vẫn chưa giải phóng được mặt bằng).
Ông Kiên hỏi, hồ sơ trúng thầu gói thầu ngày 16/3/2022 của công ty ông có hợp lệ không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Việc đánh giá khả năng huy động nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia.
Chinhphu.vn