• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất sửa đổi quy định xử phạt VPHC lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản nhằm thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP.

20/06/2016 16:21

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Tuy nhiên, qua gần 3 năm thực hiện, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi, bãi bỏ.

Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản đã được xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, 3 nghị định được ban hành gồm Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Nghị định số 54/2015/NĐ-CP quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, trong 2 năm 2014 và 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn. Ngoài ra, một số văn bản được ban hành về hành nghề khoan nước dưới đất; quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước... Trong lĩnh vực khoáng sản, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ để ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản, đồng thời có sửa đổi một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP cho phù hợp với các hành vi quy định tại các văn bản nêu trên.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã nhận được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc sửa đổi quy định về xử lý vi phạm hành chính trong vận chuyển hàng hóa là khoáng sản. Bên cạnh đó, thực tiễn những vụ việc vi phạm vừa qua được phát hiện... cho thấy các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng còn chưa bảo đảm được tính răn đe. Mặt khác, một số mức phạt tiền còn cao, dẫn đến chưa bảo đảm tính khả thi, các cơ quan ở địa phương không có thẩm quyền để xử phạt.

Từ những lý do nêu trên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 61 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ quy định cụ thể về: Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn