• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đi công tác lưu động thường xuyên được khoán công tác phí

(Chinhphu.vn) – Tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ xác định đối tượng khoán công tác phí theo tháng bảo đảm đáp ứng điều kiện thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

02/06/2020 07:02

Bà Hồng Hà công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, thuộc đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự chủ một phần chi thường xuyên.

Căn cứ Khoản 1, Điều 8 Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; căn cứ khả năng kinh phí của đơn vị; xét thấy nhân viên kế toán phải thường xuyên giao dịch tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại trong địa bàn thành phố; thủ quỹ phải giao dịch ngân hàng trong thành phố để nộp tiền thu học phí, viên chức phải thường xuyên đi tới các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố để thực hiện tuyển sinh nên trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm quy định: "Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng (để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe) đối với viên chức phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (văn thư, kế toán, thủ quỹ; viên chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh) định mức: 500.000 đồng/người/tháng".

Bà Hà hỏi, quy định như vậy có được không? Đây là các đối tượng cần được hỗ trợ, nếu không ghi được như đã nêu thì ghi như thế nào trong Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 8 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; trong đó quy định thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng như sau:

“1. Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10/ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt và các nhiệm vụ thường xuyên đi công tác lưu động khác); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

2. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nêu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng”.

Theo quy định trên, thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ xác định đối tượng khoán công tác phí theo tháng bảo đảm đáp ứng điều kiện thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Chinhphu.vn