• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện để được trợ cấp khuyết tật hàng tháng

(Chinhphu.vn) – Con của ông Nguyễn Lương Bằng (Đồng Tháp) hiện được 38 tháng tuổi. Khi con ông 26 tháng tuổi, Bệnh viện Nhi Đồng 1 có giấy xác nhận con ông bị điếc bẩm sinh, dẫn đến không nói được.

14/06/2018 07:02

Trong quá trình điều trị, trường hợp của con ông Bằng đều có giấy chuyển tuyến từ trạm y tế phường lên bệnh viện tuyến huyện rồi chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Theo ông Bằng được biết, con ông được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Tuy nhiên, khi liên hệ với cán bộ phường thì được cho biết, căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện thì hội đồng chỉ đánh giá 3 loại khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi là khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.

Ông Bằng hỏi, trường hợp con của ông chưa đủ 6 tuổi nên không được hỗ trợ khuyết tật nghe, nói có đúng không?

Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT-BGDĐT, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ đánh giá 3 dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần; các dạng khuyết tật như nghe, nói và dạng khuyết tật khác đòi hỏi chuyên môn sâu nên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, để xác định mức độ khuyết tật cho các trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi ở các dạng tật này thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã có thể chuyển lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh.

Như vậy, trường hợp con của ông Bằng thuộc dạng khuyết tật câm, điếc, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã không xác định được mức độ khuyết tật là hoàn toàn đúng theo trả lời của cán bộ phường An Thạnh.

Nếu gia đình có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật cho cháu để xem có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hay không thì liên hệ với UBND phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự (gặp công chức phụ trách công tác Lao động-Thương binh và Xã hội) để được hướng dẫn, lập thủ tục chuyển lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh xác nhận (thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện).

Theo quy định hiện nay thì người khuyết tật nếu được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác nhận ở mức độ nặng hay đặc biệt thì mới đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Chinhphu.vn