Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Ông Lê Văn Trình (Quảng Trị) giảng dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập trong trường THPT nhưng không được bất kỳ chế độ nào. Theo lý giải của nhà trường, học sinh học hòa nhập là khuyết tật dạng vận động nên giáo viên dạy sẽ không được thanh toán chế độ như những học sinh khuyết tật các dạng khác.
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
(Chinhphu.vn) - Ông Trần Danh Tiến (Quảng Ninh) hỏi, thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện như thế nào?
(Chinhphu.vn) - Con của bà Lưu Thị Liên H. (TPHCM) bị khuyết tật thần kinh mức độ 2. Bà có làm đơn gửi UBND phường xin hưởng trợ cấp hằng tháng cho con nhưng không được và cũng không được trả lại hồ sơ. Hiện hoàn cảnh gia đình bà H. khó khăn, bà đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
(Chinhphu.vn) – Con của ông Đặng Ngọc Tiến (Nam Định) sinh năm 2015, bị bệnh teo mật bẩm sinh, đã được phẫu thuật cắt mật khi được 48 ngày tuổi và phải theo dõi, uống thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung ương đến hết đời. Ông Tiến hỏi, con của ông có được hưởng chế độ bệnh hiểm nghèo không?
(Chinhphu.vn) – Mẹ của ông Trần Văn Mạnh (Hải Dương) năm nay 59 tuổi, vừa phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và điều trị xạ trị. Sau phẫu thuật, mẹ ông mất khả năng lao động, suy giảm các chức năng, phải uống thuốc hoocmon suốt đời. Ông Mạnh hỏi, mẹ ông có được cấp BHYT dành cho người khuyết tật không?
(Chinhphu.vn) – Con của ông Ngô Tấn Hùng (Quảng Bình) sinh ngày 11/5/2019, ngày 12/6/2019 phát hiện bệnh tim bẩm sinh phải chuyển viện ra TP Hà Nội phẫu thuật, điều trị sau 3 tháng xuất viện, bác sĩ theo dõi và tái khám định kỳ. Ông Hùng hỏi, con của ông có được hưởng trợ cấp gì không?
(Chinhphu.vn) – Học sinh Nguyễn Thị Kim Oanh (Nghệ An) hiện đang học lớp 12, bị khuyết tật loại nặng, có giấy chứng nhận khuyết tật của UBND huyện. Học sinh Oanh hỏi, học sinh có được xét tốt nghiệp trung học phổ thông không?
(Chinhphu.vn) – Theo quy định, người khuyết tật có quyền được học văn hóa, học nghề, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với tuổi quy định chung là 3 tuổi.
(Chinhphu.vn) – Công ty TNHH MTV 27/7 TPHCM là cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, trong đó người lao động là thương bệnh binh, chính sách, khuyết tật chiếm tỷ lệ 48%. Từ năm 2012 đến năm 2018, Công ty đã nhiều lần đề nghị được hưởng chế độ ưu đãi về tiền thuế TNDN nhưng vẫn chưa được giải quyết.
(Chinhphu.vn) – Bà Phạm Mai (Sơn La) là giáo viên Tiểu học. Năm học 2018-2019, trong lớp bà chủ nhiệm có 1 học sinh khuyết tật. Vậy bà có được hưởng phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật không, nếu được thì cần làm những thủ tục gì và gửi đến cơ quan nào?
(Chinhphu.vn) – Học sinh Trần Đức Huấn (Nam Định) hỏi: Đối tượng khuyết tật đồng thời là con thương binh 61% có được miễn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 không?
(Chinhphu.vn) – Con của ông Nguyễn Quang Minh đang học lớp 12, năm nay thi tốt nghiệp nhưng lại bị khuyết tật mắt phải, có giấy xác nhận của địa phương. Ông Minh hỏi, con ông thuộc loại khuyết tật nhẹ thì có được miễn thi và được xét tốt nghiệp THPT không? Chế độ ưu tiên với học sinh khuyết tật khi thi THPT như thế nào?
(Chinhphu.vn) - Bà nội ông Nguyễn Phan Bảo Ngọc (Vĩnh Long) 80 tuổi, là con liệt sĩ, có giấy chứng nhận của Nhà nước, đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội. Năm 2017 bà ông bị gãy chân nên đi lại khó khăn. Ông Ngọc hỏi, bà của ông có được coi là bị khuyết tật nặng không? Có được trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ không?
(Chinhphu.vn) – Bà Hoàng Thị Năm (Hà Tĩnh) bị khuyết tật vận động dạng nặng, được hỗ trợ 405.000 đồng/tháng. Công việc chủ yếu của bà là nội trợ, chồng bà bị mù lòa, làm việc ở Hội Người mù, Nhà nước hỗ trợ khuyết tật là 405.000đ/tháng.
(Chinhphu.vn) – Con của ông Nguyễn Lương Bằng (Đồng Tháp) hiện được 38 tháng tuổi. Khi con ông 26 tháng tuổi, Bệnh viện Nhi Đồng 1 có giấy xác nhận con ông bị điếc bẩm sinh, dẫn đến không nói được.
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Nguyễn Đình Thi (Nam Định), hiện nay sinh viên phải học tập, rèn luyện tập trung tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh thì đối với sinh viên khuyết tật, việc học các nội dung lý thuyết tại Trung tâm sẽ gặp khó khăn.
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Lê Đình Thuật (tỉnh Hải Dương) đang hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng, làm việc tại Hội Người mù thành phố và đóng BHXH bắt buộc được 12 năm. Nay, bố của ông đến tuổi nghỉ hưu, bố ông đóng BHXH tự nguyện thêm 8 năm nữa để hưởng lương hưu.
(Chinhphu.vn) – Bà Vũ Thị Mơ, chị dâu của ông Nguyễn Đình An (Hà Giang) là người khuyết tật, trí tuệ chậm phát triển. Chồng và con trai của bà đã chết và hiện ông An là người giám hộ.
(Chinhphu.vn) - Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Phạm Duy Nhân (TP. Đà Nẵng) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện vay vốn theo Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật
(Chinhphu.vn) - Con gái bà Phạm Thị Nam (tỉnh Hà Nam) bị điếc bẩm sinh cả hai tai nhưng chưa được xác định mức độ khuyết tật nặng. Bà Nam hỏi, bao giờ con bà được xác định mức độ khuyết tật nặng để hưởng chế độ?
(Chinhphu.vn) – Người anh của ông Mạnh Tuấn (tỉnh Phú Thọ) sinh năm 1972, là con liệt sĩ. Năm 40 tuổi, người anh của ông bị tai nạn giao thông dẫn đến khuyết tật đặc biệt nặng, hiện không có thu nhập. Ông Tuấn hỏi, anh của ông có được hưởng trợ cấp không?
(Chinhphu.vn) - Học sinh Huỳnh Hữu Phúc bị khuyết tật, có giấy xác nhận của địa phương. Học sinh Phúc hỏi, học sinh có thuộc vào diện ưu tiên hoặc có được cộng điểm khi thi THPT Quốc gia không?
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Minh Tiến (Hà Nội) bị hỏng một mắt trái từ nhỏ. Vừa qua ông nộp hồ sơ sát hạch thi bằng lái xe máy A1 nhưng không được chấp thuận.